Xác định chất chính trong thức ăn chăn nuôi được quy định ở văn bản nào? Điều kiện để được sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì?

Theo Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 thì có mức phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi giữa chất chính và không phải chất chính, Cho hỏi: Khái niệm chất chính được quy định tại văn bản nào. Điều kiện để được sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì? Có cần thiết phải đánh giá lại thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi hay không?

Xác định chất chính trong thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 13/2020/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

"1. Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc là protein thô và lysine tổng số; trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh là protein tổng số; trong thức ăn chăn nuôi khác, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là các chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm, do nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật kèm theo hoặc trên nhãn sản phẩm."

Như vậy, bạn có hỏi rằng thì văn bản Nghị định 64/2018/NĐ-CP hiện nay đã hết hiệu lực. Tuy nhiên hiện nay theo quy định trên thì chất chính trong thức ăn được định nghĩa bao gồm 2 chất protein thô và lysine.

Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Điểm c khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm đ khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.

Như vậy, các điều kiện để sản xuất thức ăn chăn nuôi tuân thủ theo quy định trên.

Tải về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây

Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi

Có cần thiết phải đánh giá lại thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2. Nội dung đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định tại Mẫu số 04.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đoàn đánh giá bao gồm trưởng đoàn và thành viên đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với trưởng đoàn đánh giá: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi;
b) Đối với thành viên: Có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức; có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực chăn nuôi.
4. Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là quan sát hiện trường cơ sở; xem xét và tra cứu tài liệu, hồ sơ; các hoạt động khác có liên quan.
5. Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 24 tháng một lần. Đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định này, thực hiện đánh giá giám sát lần đầu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Trường hợp cơ sở sản xuất thức chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương thì thực hiện đánh giá giám sát với tần suất 36 tháng một lần;
c) Trường hợp phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá giám sát đột xuất.

Như vậy, việc đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi là cần thiết và được pháp luật quy định như trên.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
4,242 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào