Website thương mại điện tử tự gắn nhãn “ Đã thông báo” nhưng không thực hiện thủ tục thông báo có bị xử phạt không?
Có cần đề mã số thuế trên trang web thương mại của công ty không?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định như sau:
"1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định:
"1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến."
Theo thông tin bạn trình bày thì bên chị có hoạt động xúc tiến thương mại (có quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ) và bán hàng trên đó. Do đó, website của bên bạn được xác định là website thương mại điện tử bán hàng. Như vậy bạn phải thông báo với Bộ Công thương.
Tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website:
1. Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.
2. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
3. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy theo các quy định trên thì nếu bạn để số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức thì không cần phải để mã số thuế của cá nhân.
Website thương mại điện tử tự gắn nhãn “ Đã thông báo” nhưng không thực hiện thủ tục thông báo có bị xử phạt không?
Website thương mại điện tử tự gắn nhãn “ Đã thông báo” nhưng không thực hiện thủ tục thông báo có bị xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:
"2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
b) Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh hoặc không giải trình về hoạt động của website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử theo quy định."
Theo đó Thương nhân sở hữu website thương mại điện tử có hành vi sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Chủ sở hữu website thương mại điện tử chỉ cần mua tên miền là có thể thực thiện thủ tục thông báo đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:
"2. Thông tin phải thông báo bao gồm:
a) Tên miền của website thương mại điện tử;
b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương."
Như vậy theo quy định trên, nếu chỉ có tên miền thì chủ sở hữu website thương mại điện tử không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?