Vừa là Tổng Giám đốc vừa là Chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được hay không?
Tổng Giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
Điều 22 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 (sau đây gọi tắt là Điều lệ) quy định chung về vị trí Tổng giám đốc như sau:
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 (năm) năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định lại Điều lệ này.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc: quy định cụ thể tại Điều 23 Điều lệ, gồm:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ này và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
+Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
+Xây dựng và trình Hội đồng quản trị:
++ Kế hoạch hoạt động, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 05 năm;
++ Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn; kế hoạch tài chính; kế hoạch tuyển dụng, lao động hàng năm;
++ Quy chế phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị mà Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị theo quy định.
+ Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
+ Ban hành, hướng dẫn triển khai theo thẩm quyền các quy chế, quy định nội bộ, quy trình, thủ tục tác nghiệp để điều hành có hiệu quả hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
+ Được quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến điều hành công việc hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
+ Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong những trường hợp khẩn cấp (gồm: thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, các sự cố bất ngờ khác có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nếu không có biện pháp xử lý nhanh và kịp thời) vì lợi ích của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và chịu trách nhiệm về các quyết định này, sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quản lý còn lại trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định nội bộ do Hội đồng quản trị ban hành, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính và của Hội đồng quản trị. Quyết định mức lương, thưởng và phụ cấp (nếu có) đối với những người thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng.
+ Đề nghị triệu tập họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
+ Báo cáo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
+ Quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp tín dụng, ký kết hợp đồng, huy động vốn, đầu tư, thanh lý, bán tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, điều chuyển vốn, tài sản giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định của pháp luật và phù hợp với thẩm quyền được Hội đồng quản trị phân cấp, ủy quyền.
+ Cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn do Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
+ Đại diện pháp nhân cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong quan hệ quốc tế liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy chế phân công, ủy quyền của Hội đồng quản trị.
+ Ký các văn bản, thỏa ước, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong công tác đối nội, đối ngoại theo quy định của pháp luật và phù hợp với thẩm quyền được Hội đồng quản trị phân cấp.
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
+ Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ này.
Bộ máy giúp việc cho Tổng Giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Điều 24 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc cụ thể như sau:
- Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Các Phó tổng giám đốc đảm nhiệm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, số lượng Phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, tối đa không quá 05 người. Nhiệm kỳ của Phó tổng giám đốc là 05 năm; Phó tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thực hiện theo quy định tại Điều lệ này.
- Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong điều hành công việc theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Có thể đồng thời làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị hay không?
Có thể đồng thời làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị không?
Khoản 3 Điều 26 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định trường hợp không được đảm nhiệm cùng chức vụ đối với vị trí Tổng Giám đốc như sau:
"Điều 26. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
...
3. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc không được đồng thời là người điều hành hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đó là công ty con của Ngân hàng Phát triển Việt Nam."
Căn cứ vào quy định trên, một người không thể đồng thời đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc cho vị trí Tổng Giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều lệ hoạt động của tổ chức này để có thể thực hiện chính xác và hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?