Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì? Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức phi chính phủ mới nhất?
Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì?
Vụ Tổ chức phi chính phủ được giải thích theo Điều 1 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Vụ Tổ chức phi chính phủ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ trong nước (sau đây gọi chung là hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ), hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ?
Tổ chức của Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ theo Điều 3 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Vụ Tổ chức phi chính phủ có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và các công chức.
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
Bên cạnh đó, chế độ làm việc của Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ quy định cụ thể:
(1) Vụ Tổ chức phi chính phủ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác của chuyên viên (nếu có);
(2) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ;
- Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và công chức trong Vụ;
- Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu cầu cung cấp thông tin đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ;
- Thực hiện công tác thông tin trong Vụ theo Quy chế làm việc của Bộ;
- Phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;
- Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng các chủ trương giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
- Tổ chức thực hiện các Quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được giao theo quy định của Bộ;
- Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản cho một Phó Vụ trưởng điều hành công tác, giải quyết công việc của Vụ;
(3) Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ do Vụ trưởng phân công; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi được Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt, Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước Bộ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy nhiệm; không được ủy nhiệm lại cho người khác những nội dung được Vụ trưởng ủy nhiệm;
(4) Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công;
(5) Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, công chức Vụ Tổ chức phi chính phủ thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và Quy chế làm việc của Vụ Tổ chức phi chính phủ.
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề gì?
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 cụ thể:
- Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường của hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động;
Công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?