Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Thành phần phụ chú là gì? Ví dụ về thành phần phụ chú?
Thành phần phụ chú là thành phần phụ trong câu, dùng để bổ sung thông tin cho một từ, cụm từ hoặc cả câu, giúp người đọc hiểu rõ hơn mà không làm thay đổi nghĩa chính của câu.
Đặc điểm của thành phần phụ chú:
- Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ngữ pháp hay nghĩa cơ bản của câu.
- Được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc hai dấu ngoặc đơn.
Ví dụ về thành phần phụ chú?
Minh, một học sinh giỏi, vừa đạt giải nhất toán.
→ "một học sinh giỏi" là thành phần phụ chú, bổ sung thông tin về Minh.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tác dụng của thành phần phụ chú?
Thành phần phụ chú có những tác dụng sau:
Bổ sung thêm thông tin giúp câu nói hoặc câu viết rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
Giải thích, thuyết minh, nhận xét về một sự vật, sự việc, hiện tượng hay nhân vật nào đó.
Góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của người nói, người viết đối với đối tượng đang đề cập.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Theo Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Như vậy, phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Chương trình giáo dục được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục như sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
+ Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân đội Campuchia tại Lễ Kỷ niệm 30 4 Giải phóng miền Nam? Xem quân đội Campuchia ở tuyến nào?
- Quy định về Thưởng lễ 30 4 và 1 5 chi tiết? Trọn bộ biễu mẫu Thưởng lễ 30 4 và 1 5 file word mới nhất?
- XEM TRỰC TIẾP Đua xe đạp Chặng 23 ngày 28 4 2025 và bảng xếp hạng? Trực tiếp đua xe đạp Cúp Truyền hình hôm nay Chặng 23?
- 25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 28 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo 28 4 2025?