Vụ Pháp luật quốc tế có những chức năng gì? Biên chế của Vụ Pháp luật quốc tế do ai quyết định phân bổ?
Vụ Pháp luật quốc tế có những chức năng gì?
Chức năng của Vụ Pháp luật quốc tế được quy định tại Điều 1 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Theo quy định trên, Vụ Pháp luật quốc tế có những chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Vụ Pháp luật quốc tế (Hình từ Internet)
Biên chế của Vụ Pháp luật quốc tế do ai quyết định phân bổ?
Người quyết định phân bổ biên chế của Vụ Pháp luật quốc tế được quy định tại Điều 3 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Công pháp và nhân quyền quốc tế;
- Phòng Tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp;
- Phòng Pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp quốc tế;
- Phòng Pháp luật thương mại, tài chính quốc tế và Tổng hợp.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.
Theo đó, biên chế của Vụ Pháp luật quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.
Quan hệ công tác giữa Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định thế nào?
Quan hệ công tác giữa Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
...
4. Quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực pháp luật quốc tế theo quy định;
b) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ;
c) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc cho ý kiến về thủ tục hành chính trong quá trình góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
d) Phối hợp với Văn phòng Bộ rà soát, đánh giá, xử lý kết quả rà soát, đề xuất sáng kiến và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ;
đ) Phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
e) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế, thực hiện các hợp tác quốc tế và thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp;
g) Phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phổ biến, tuyên truyền về pháp luật quốc tế;
h) Phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc quản lý hoạt động tương trợ tư pháp về tống đạt giấy tờ về dân sự của nước ngoài do thừa phát lại thực hiện;
i) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và công tác xây dựng pháp luật, các văn bản, đề án có nội dung một phần liên quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật quốc tế.
Như vậy, quan hệ công tác giữa Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định tại khoản 4 Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?