Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế như thế nào?
Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 671/QĐ-BTP năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng pháp luật; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế.
Theo đó, Vụ Pháp luật dân sự kinh tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng sau đây:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng pháp luật;
- Tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế.
Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 671/QĐ-BTP năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế gồm:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
- Vụ trưởng;
- Các Phó Vụ trưởng. Số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Pháp luật dân sự;
- Phòng Pháp luật kinh tế ngành;
- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
- Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và tổng hợp.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế công chức của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế gồm:
(1) Lãnh đạo Vụ:
- Vụ trưởng;
- Các Phó Vụ trưởng. Số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
(2) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Pháp luật dân sự;
- Phòng Pháp luật kinh tế ngành;
- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
- Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và tổng hợp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật dân sự kinh tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 671/QĐ-BTP năm 2025 quy định Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ để trình ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý của Vụ theo quy định pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật liên quan Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Lãnh đạo Bộ giao; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Theo dõi việc thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ; tham mưu, có ý kiến pháp lý về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự - kinh tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ hoặc theo phân công của Lãnh đạo Bộ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê; truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; tổng hợp, hành chính; tài chính, kế toán; tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Tải về mẫu biên bản ở đâu?
- BIDV tuyển dụng đợt 2 năm 2025 tại các Chi nhánh trên toàn quốc đối với các vị trí như thế nào?
- Cá bò hòm là gì? Giá cá bò hòm bao nhiêu? Cá bò hòm bao nhiêu tiền 1kg? Cá bò hòm là cá gì? Hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm?
- Gợi ý quà tặng con trai tặng cho mẹ vào Ngày của mẹ? Nghĩa vụ và quyền giáo dục của cha mẹ đối với con?
- Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?