Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật như thế nào?
Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật như thế nào?
Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm tổ chức thực hiện công tác: Xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, bồi thường nhà nước trong ngành Giao thông vận tải; pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Căn cứ quy định trên thì Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm tổ chức thực hiện công tác:
- Xây dựng pháp luật;
- Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, bồi thường nhà nước trong ngành Giao thông vận tải;
- Pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.
Một lĩnh vực công việc có thể giao cho nhóm công chức chịu trách nhiệm xử lý, trong đó phải xác định công chức chịu trách nhiệm chính.
Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải trong công tác xây dựng pháp luật được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 13 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì xây dựng dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng quyết định hoặc trình Chính phủ quyết định; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện chương trình;
b) Chủ trì tổ chức xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về giao thông vận tải theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phân công của Bộ trưởng;
d) Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải, tuyến hoa tiêu hàng hải; tổ chức việc thực hiện;
đ) Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, vận tải hành khách công cộng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
e) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ xây dựng trước khi Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và các dự thảo điều ước, thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký kết, gia nhập hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, gia nhập;
g) Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước gửi xin ý kiến Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
...
Theo đó, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
- Chủ trì xây dựng dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng quyết định hoặc trình Chính phủ quyết định; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện chương trình;
- Chủ trì tổ chức xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về giao thông vận tải theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phân công của Bộ trưởng;
- Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải, tuyến hoa tiêu hàng hải; tổ chức việc thực hiện;
- Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, vận tải hành khách công cộng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ xây dựng trước khi Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và các dự thảo điều ước, thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký kết, gia nhập hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, gia nhập;
- Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước gửi xin ý kiến Bộ theo phân công của Bộ trưởng.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?
- Lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 của giáo viên cả nước ra sao? Ngày lễ 30 tháng 4 người lao động được nghỉ ít nhất mấy ngày?
- 10+ Ảnh đại diện chào mừng đại lễ 30 4 đẹp? Stt chào mừng đại lễ 30 4 đăng kèm ảnh đại diện hay, hài hước?
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương gồm những gì? Nghĩa vụ của hai bên được quy định thế nào?