Vũ khí hạt nhân có phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt không? Các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Vũ khí hạt nhân có phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay còn gọi là vũ khí hủy diệt lớn là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất có khả năng sát thương cao trên diện rộng, có khả năng hủy diệt, gây tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái và gây hoảng loạn về tâm lý, tinh thần con người, bao gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hạt nhân là vũ khí dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng được giải phóng từ các phản ứng phân chia hạt nhân và phản ứng tổng hợp hạt nhân không điều khiển. Các nhân tố sát thương chủ yếu gồm sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, phóng xạ và xung điện từ; đạn dược hạt nhân, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu và phương tiện điều khiển là bộ phận không thể tách rời của vũ khí hạt nhân.
Theo đó, vũ khí hạt nhân là vũ khí dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng được giải phóng từ các phản ứng phân chia hạt nhân và phản ứng tổng hợp hạt nhân không điều khiển.
Các nhân tố sát thương chủ yếu gồm sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, phóng xạ và xung điện từ; đạn dược hạt nhân, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu và phương tiện điều khiển là bộ phận không thể tách rời của vũ khí hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)
Các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 6 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
a) Là hoạt động làm lan rộng kiến thức, công trình nghiên cứu khoa học, các thành phần tiền chất, vật liệu liên quan của chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước nhằm thực hiện các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định tại điểm b khoản này;
b) Hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sở hữu, mua lại, dự trữ, lưu trữ, phát triển, vận chuyển, bán, cung cấp, chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc các hoạt động có liên quan được quy định trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan; hoặc cung cấp đào tạo kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ, môi giới, hỗ trợ liên quan đến bất kỳ hoạt động nào được xác định trong điểm này.
Như vậy, hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sở hữu, mua lại, dự trữ, lưu trữ, phát triển, vận chuyển, bán, cung cấp, chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc các hoạt động có liên quan được quy định trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan; hoặc cung cấp đào tạo kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ, môi giới, hỗ trợ liên quan đến bất kỳ hoạt động nào được xác định trong điểm này.
Cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các tổ chức quốc tế theo quy định nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo mật thông tin
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Cơ quan đầu mối quốc gia khi trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang tin về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các tổ chức quốc tế theo quy định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo đó, cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?