Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Dân tộc được quy định thế nào?
Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức gì?
Theo Điều 1 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước về một số chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện quản lý nhà nước về một số chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước.
Vụ Chính sách Dân tộc (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Dân tộc được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017 quy định cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Dân tộc như sau:
(1) Lãnh đạo Vụ Chính sách Dân tộc:
- Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật;
- Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trước pháp luật về hoạt động của Vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ Phòng chuyên môn thuộc Vụ; xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
- Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
(2) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Chính sách Kinh tế-Tổng hợp.
b) Phòng Chính sách Xã hội.
Phòng có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
(3) Công chức:
Công chức thuộc Vụ Chính sách Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vụ Chính sách Dân tộc có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc việc gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm:
a) Hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện và trực tiếp quản lý một số chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Rà soát, kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết một số chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc quản lý; đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổng hợp, báo cáo và hệ thống hóa các chính sách dân tộc;
c) Xác định tiêu chí và phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục các thôn đặc biệt, khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, danh mục các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc vùng khó khăn;
d) Rà soát, theo dõi, kiểm tra việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước;
đ) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
e) Chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
g) Thường trực một số chương trình phối hợp công tác của Ủy ban Dân tộc với một số cơ quan theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Theo đó, Vụ Chính sách Dân tộc có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc việc sau đây:
- Hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện và trực tiếp quản lý một số chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Rà soát, kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết một số chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc quản lý; đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổng hợp, báo cáo và hệ thống hóa các chính sách dân tộc;
- Xác định tiêu chí và phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục các thôn đặc biệt, khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, danh mục các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc vùng khó khăn;
- Rà soát, theo dõi, kiểm tra việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước;
- Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
- Thường trực một số chương trình phối hợp công tác của Ủy ban Dân tộc với một số cơ quan theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?