Lập kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc có nội dung như thế nào theo Thông tư 03?
Lập kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc có nội dung như thế nào theo Thông tư 03?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc
1. Trên cơ sở nội dung trưng cầu giám định, yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc xác định sơ bộ nội dung chuyên môn, công việc cần thực hiện; yêu cầu người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định trong trường hợp chưa được cung cấp đầy đủ.
2. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc phân công nhiệm vụ của các thành viên.
3. Lập kế hoạch thực hiện giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Đối tượng, nội dung cần giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
b) Phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
c) Xác định nội dung cần thuê đơn vị chuyên môn phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết);
d) Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
đ) Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định;
e) Điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.
4. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định và gửi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng cho Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của pháp luật.
Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định chịu trách nhiệm chi trả chi phí giám định tư pháp theo Điều 36 của Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, việc lập kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Đối tượng, nội dung cần giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
- Xác định nội dung cần thuê đơn vị chuyên môn phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết);
- Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
- Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định;
- Điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.
Lập kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc có nội dung như thế nào theo Thông tư 03? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc được tiến hành ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định về việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Theo đó, việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc được tiến hành, cụ thể như sau:
(1) Nghiên cứu, phân tích hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;
(2) Xác định rõ đối tượng, những nội dung giám định cần xem xét, đánh giá;
(3) Tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin, tài liệu với quy định của pháp luật, quy định chuyên môn về y tế hoặc đối tượng cần giám định hoặc đồ vật, mẫu vật được trưng cầu;
(4) Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến kết luận cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu giám định, yêu cầu giám định;
(5) Lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 31 của Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.
(6) Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;
(7) Lập hồ sơ giám định.
Chế độ thông tin báo cáo giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 03/2025/TT-BYT có hướng dẫn như sau:
Theo đó, chế độ thông tin, báo cáo giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được pháp luật quy định sẽ thực hiện như sau:
- Tại Bộ Y tế:
Các đơn vị được trực tiếp trưng cầu hoặc được giao thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định ở Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện giám định khi hoàn thành việc giám định trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi Báo cáo kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc hằng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BYT về Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Tải về
- Tại địa phương:
Các tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc hằng năm gửi Sở Y tế để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BYT về Thanh tra Bộ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp. Tải về









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm khi nào? Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an theo quy định?