Vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí từ những nguồn nào?
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí từ những nguồn nào?
- Việc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan chủ quản thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Những nội dung nào trong các chương trình mục tiêu quốc gia được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện?
Vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí từ những nguồn nào?
Vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo từng nguồn vốn.
a) Ngân sách trung ương đảm bảo cân đối, bố trí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng mức đã được Quốc hội phê duyệt trong chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm.
b) Ngân sách địa phương đảm bảo cân đối, bố trí vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện từng chương trình tại địa phương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo từng nguồn vốn.
Vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Việc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan chủ quản thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
Địa phương không được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện từng chương trình.
2. Nguyên tắc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan chủ quản chương trình
a) Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Phù hợp tiến độ thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả huy động vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, kết quả giải ngân vốn năm thực hiện.
3. Phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, việc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan chủ quản thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc:
(1) Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Phù hợp tiến độ thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả huy động vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, kết quả giải ngân vốn năm thực hiện.
Những nội dung nào trong các chương trình mục tiêu quốc gia được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện?
Các nội dung được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
3. Phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Các nội dung được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện:
a) Nội dung, hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên thực hiện hoạt động đầu tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định tại Chương IV, Chương V Nghị định này.
b) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia ở trung ương và địa phương.
5. Cơ chế đặc thù trong hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách thuộc nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia
a) Sử dụng vốn đầu tư công để hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, theo định mức cho một số đối tượng chính sách thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia để tự thực hiện đầu tư, không quản lý theo hình thức dự án đầu tư. Tài sản hình thành sau đầu tư không là tài sản công.
...
Như vậy, theo quy định, các nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện bao gồm:
(1) Nội dung, hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Ưu tiên thực hiện hoạt động đầu tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định tại Chương IV, Chương V Nghị định 27/2022/NĐ-CP.
(2) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
(3) Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia ở trung ương và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?