Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ những nguồn nào? Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập các quỹ nào?
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 42 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Vốn và các quỹ:
a) Vốn điều lệ;
b) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
c) Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
d) Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);
đ) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
e) Vốn khác (nếu có).
Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.
2. Vốn huy động dưới các hình thức:
a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo;
b) Vốn ODA được Chính phủ giao;
c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
d) Vốn vay Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
đ) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;
e) Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Vốn khác.
Theo quy định trên, vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ những nguồn sau:
- Vốn và các quỹ:
+ Vốn điều lệ;
+ Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
+ Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
+ Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);
+ Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Vốn khác (nếu có).
Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.
- Vốn huy động dưới các hình thức:
+ Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo;
+ Vốn ODA được Chính phủ giao;
+ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
+ Vốn vay Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;
+ Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vốn khác.
Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng vốn vào những việc gì?
Theo Điều 43 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trong hệ thống.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật. Và điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trong hệ thống.
Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập các quỹ nào theo quy định?
Theo Điều 44 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập các quỹ:
1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
2. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá.
3. Quỹ dự phòng tài chính.
4. Quỹ đầu tư phát triển.
5. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
6. Quỹ khen thưởng.
7. Quỹ phúc lợi.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập các quỹ sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
- Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ đầu tư phát triển.
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Quỹ khen thưởng.
- Quỹ phúc lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?