Học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Theo đó, hiện nay học sinh sinh viên sẽ được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/ đối với học sinh sinh viên.
Học sinh sinh viên được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay đối với học sinh sinh viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định về thời hạn cho vay đối với học sinh sinh viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Trách nhiệm xác nhận cho học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định ra sao?
Căn cứ theo Công văn 12052/BGDĐT-HSSV năm 2007 hướng dẫn về tín dụng đối với học sinh sinh viên về trách nhiệm xác nhận điều kiện đối với học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
- Về cơ quan có thẩm quyền xác nhận:
+ Cơ quan có thẩm quyền xác nhận cho học sinh sinh viên là các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi tắt là các trường) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh sinh viên các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Các đơn vị tham gia liên kết đào tạo không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp cho học sinh sinh viên thì không có thẩm quyền xác nhận.
+ Đối với các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc) có thể ủy quyền cho Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên hoặc Trưởng phòng Đào tạo xác nhận (chỉ phân công một đơn vị xác nhận theo ủy quyền của Hiệu trưởng).
+ Các cơ sở giáo dục khác do Thủ trưởng đơn vị xác nhận.
+ Riêng các khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, nếu có con dấu, tài Khoản riêng và được Giám đốc các đại học ủy quyền thì Chủ nhiệm khoa xác nhận.
- Về nội dung xác nhận:
+ Học sinh sinh viên đang theo học tại trường.
+ Học sinh sinh viên không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
+ Xác nhận số tiền học phí hàng tháng của học sinh sinh viên (số tiền thực nộp hàng tháng hoặc bình quân 1 tháng phải nộp nếu số tiền học phí của học sinh sinh viên được thu theo học kỳ, năm học theo tín chỉ…).
+ Học sinh sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động (để học sinh sinh viên vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi trường đóng trụ sở).
Lưu ý: Khi xác nhận các nội dung trên, các cơ sở giáo dục không yêu cầu thêm bất cứ thủ tục giấy tờ nào khác ngoài các nội dung theo mẫu giấy khác nhận của Ngân hàng Chính sách xã hội (không đòi hỏi học sinh sinh viên quay về địa phương lấy xác nhận trước sau đó mới xác nhận).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?