Vợ giật hụi, chồng có nghĩa vụ trả nợ thay không? Chủ hụi có được đồng thời là thành viên của dây hụi?
Vợ giật hụi, chồng có nghĩa vụ trả nợ thay số tiền đó hay không?
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Trường hợp bạn đưa ra không nói rõ số tiền mà người vợ giật hụi được sử dụng vào mục đích gì, có được sử dụng vào mục đích chung hay phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu của gia đình hay không.
Nếu người chồng chứng minh được số tiền người vợ giật hụi được sử dụng vào mục đích riêng, không sử dụng vào mục đích chung, sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về khoản vay này thì về nguyên tắc khi người vợ giật hụi thì người chồng không có nghĩa vụ liên đới trả nợ thay.
Như vậy, tùy theo trường hợp nêu trên để xác định khi người vợ giật hụi, chồng có nghĩa vụ liên đới trong việc trả nợ hay không.
Vợ giật hụi, chồng có nghĩa vụ trả nợ thay không? Chủ hụi có được đồng thời là thành viên của dây hụi? (Hình từ Internet)
Chủ hụi có được đồng thời là thành viên của dây hụi không?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau:
3. Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.
Theo quy định nêu trên thì chủ hụi là người tổ chức, quản lý dây hụi, thu các phần hụi và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi. Chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây hụi.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định điều kiện làm thành viên của dây hụi như sau:
- Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Muốn làm chủ hụi cần đáp ứng các điều kiện gì?
Theo Điều 6 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định điều kiện làm chủ hụi như sau:
Điều kiện làm chủ họ
1. Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
3. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Theo đó, muốn làm chủ hụi cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chủ hụi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
- Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ hụi là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
- Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.
Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì một người có thể vừa là người quản lý dây hụi (chủ hụi) vừa là thành viên của dây hụi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?