Việt Nam tổ chức Lễ Quốc tang cho cán bộ nước khác trong trường hợp nào? Quốc tang 2 ngày không được làm gì?
Việt Nam tổ chức Lễ Quốc tang cho cán bộ nước khác trong trường hợp nào?
Theo Điều 5 Nghị định về 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Như vậy, Việt Nam có thể quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang. Cụ thể, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Việt Nam tổ chức Lễ Quốc tang cho cán bộ nước khác trong trường hợp nào? Quốc tang 2 ngày không được làm gì? (hình từ internet)
Lễ Quốc tang 2 ngày không được làm gì?
Theo Điều 10 Nghị định về 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian, nghi thức để tang
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Như vậy, thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày.
Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Ban tổ chức lễ tang do cơ quan nào trực tiếp quản lý?
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định về 105/2012/NĐ-CP quy định về ban Tổ chức Lễ tang như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang
1. Đối với người từ trần đang công tác:
a) Ban Tổ chức Lễ tang do cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần quyết định, gồm các thành viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công tác, đại diện gia đình và đại diện chính quyền địa phương nơi người từ trần sinh sống;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là lãnh đạo đơn vị, tổ chức, cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần.
2. Đối với người từ trần đã nghỉ hưu:
Các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định này và các cán bộ, công chức đã giữ các chức vụ từ cấp Cục, Vụ, Sở và tương đương trở lên và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Ban Tổ chức Lễ tang do cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu quyết định, gồm các thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính quyền địa phương, đại diện gia đình và đại diện cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là người đứng đầu cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú.
Như vậy, ban tổ chức lễ tang được tổ chức quản lý như sau:
Đối với người từ trần đang công tác:
- Ban Tổ chức Lễ tang do cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần quyết định, gồm các thành viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công tác, đại diện gia đình và đại diện chính quyền địa phương nơi người từ trần sinh sống;
- Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là lãnh đạo đơn vị, tổ chức, cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần.
Đối với người từ trần đã nghỉ hưu:
Các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định về 105/2012/NĐ-CP và các cán bộ, công chức đã giữ các chức vụ từ cấp Cục, Vụ, Sở và tương đương trở lên và cán bộ, công chức, viên chức:
- Ban Tổ chức Lễ tang do cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu quyết định, gồm các thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính quyền địa phương, đại diện gia đình và đại diện cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu;
- Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là người đứng đầu cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Từ địa phương là gì? Ví dụ về từ địa phương? Đặc điểm và tác dụng của từ địa phương? Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là gì? Phạm vi chuyển nhượng?
- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?