Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào? Cách viết số trong văn bản của Đảng?

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng phải đảm bảo yêu cầu gì? Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào? Cách viết số trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng được thống nhất như thế nào?

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 quy định về yêu cầu trong cách viết hoa tên địa danh tại văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng như sau:

Yêu cầu trong cách viết hoa, phiên âm:
- Đúng ngữ pháp và chính tả tiếng Việt phổ thông.
- Bảo đảm không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung và giá trị của văn bản.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ của văn bản.
- Thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn thảo văn bản.
- Phiên âm phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về cách phiên âm tên riêng nước ngoài. Trong trường hợp tên riêng nước ngoài chưa được quy định trong Quy định này hoặc chưa thống nhất cách phiên âm thì để nguyên dạng theo tiếng La-tinh.

Như vậy, viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng phải đảm bảo yêu cầu sau đây:

- Viết hoa tên địa danh phải đúng ngữ pháp và chính tả tiếng Việt phổ thông.

- Viết hoa tên địa danh phải bảo đảm không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung và giá trị của văn bản.

- Viết hoa tên địa danh phải bảo đảm tính thẩm mỹ của văn bản.

- Thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn thảo văn bản.

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào? Cách viết số trong văn bản của Đảng?

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào? Cách viết số trong văn bản của Đảng? (Hình từ Internet)

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào?

Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 như sau:

(1) Tên đơn vị hành chính

- Tên riêng đơn vị hành chính: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng của đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Việt Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Kon Plông, Ea H’leo...

- Tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng:

Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên riêng của các cơ quan, địa phương đó (theo các văn bản của Nhà nước đã ban hành), không dùng dấu gạch nối; không viết hoa danh từ chung đi liền với tên riêng của địa danh.

Ví dụ: thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, quận Hà Đông, huyện Củ Chi, phường Nghĩa Tân, xã Hòa Bình...

- Trường hợp tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng là chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1, Thành phố Điện Biên Phủ...

(2) Tên địa danh khác

- Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, chợ, cầu, v.v...) với danh từ riêng:

Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành danh từ riêng, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: sông Vàm Cỏ, chợ Bến Thành, cầu Hàm Rồng...

- Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, biển, hồ, v.v…) với danh từ riêng có 1 âm tiết: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên địa danh đó.

Ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Sông Hồng, Buôn Hồ, Buôn Đôn, Bản Keo, Hồ Tây, Hồ Gươm...

- Tên địa danh mang tính đặc trưng, tính lịch sử và cá biệt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ tính đặc trưng, cá biệt đó.

Ví dụ: Thủ đô Hà Nội, Kinh thành Thăng Long, Kinh đô Huế, Cố đô Hoa Lư, Tổ quốc Việt Nam...

- Tên địa danh liên kết: Viết hoa tất cả những chữ cái đầu của âm tiết được ghép chỉ địa danh và sử dụng dấu gạch ngang giữa các địa danh đó.

Ví dụ: Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái...

- Tên phố, tên đường phố: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên phố, đường phố đó, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Thanh Niên, đường Giảng Võ, phố Nguyên Hồng, cao tốc Long Thành...

- Tên địa danh được kết hợp bởi từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc từ dùng để chỉ tên địa danh một vùng, một miền, một khu vực nhất định: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng đó, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: ... khu Tây Bắc, khu Đông Bắc, Bắc Kỳ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, phía Bắc Việt Nam, Bắc Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Bắc Cực, Trung Phi, Trường Sơn Đông, Tả Thanh Oai, Bắc Âu, Thượng Lào, Đông Nam Á, Bắc Mỹ...

Lưu ý: Các từ chỉ phương hướng mà không gắn với địa danh cụ thể: Viết thường tất cả các âm tiết.

Ví dụ: gió mùa đông bắc; Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh...

(3) Tên các biển, các thiên thể: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên các biển, các thiên thể đó.

Ví dụ: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Biển Đen, Biển Đông, Sao Hỏa, Sao Thiên Vương...

Cách viết số trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng được thống nhất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm 8.9 Điều 3 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 thì cách viết số trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng được thống nhất như sau:

* Viết bằng số La Mã: Dùng số La Mã đối với thứ tự các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, đại hội các tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Ví dụ:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

- Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

- Nghị quyết Đại hội XI Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

* Viết bằng chữ:

Đối với các hội nghị Trung ương, khi sử dụng cụm từ “lần thứ”, nếu dưới 11 thì viết bằng chữ.

Ví dụ:

- Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa...

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa...

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa...

* Viết bằng số Ả-rập:

- Từ Hội nghị Trung ương 11 trở lên, khi sử dụng cụm từ “lần thứ” thì viết bằng số Ả-rập.

Ví dụ:

- Hội nghị làn thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

>> Trong trường hợp không sử dụng cụm từ “lần thứ” thì viết bằng số Ả-rập.

Ví dụ:

- Hội nghị Trung ương 5 khóa XII

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 13 khóa XI

Xem thêm: Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào?

Văn phòng trung ương Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách viết hoa tên cơ quan của Đảng? Phiên âm họ tên người nước ngoài trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng ra sao?
Pháp luật
Viết hoa tên địa danh trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thế nào? Cách viết số trong văn bản của Đảng?
Pháp luật
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng: Quy định về Tiêu chuẩn chung và Tiêu chuẩn cụ thể theo Quy định 214?
Pháp luật
Nhân viên bảo vệ Văn phòng Trung ương Đảng có được hưởng biên chế không? Nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực như thế nào?
Pháp luật
Ngoài Chánh Văn phòng thì lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng còn bao gồm thêm những ai theo quy định?
Pháp luật
Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Trung ương Đảng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng trung ương Đảng
78 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng trung ương Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn phòng trung ương Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào