Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp như thế nào?
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về vị trí và chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Viện Nghiên cứu lập pháp có các chức năng sau đây:
+ Nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;
+ Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp
1. Viện Nghiên cứu lập pháp có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động.
2. Biên chế và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở vị trí việc làm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp. Ngoài số biên chế theo quy định, Viện Nghiên cứu lập pháp được sử dụng chế độ chuyên gia và cộng tác viên.
3. Viện Nghiên cứu lập pháp có các đơn vị trực thuộc sau đây:
a) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính - Nhà nước;
b) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế - Xã hội;
c) Ban Quản lý khoa học;
d) Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;
đ) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu lập pháp như sau:
- Viện Nghiên cứu lập pháp có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động.
- Viện Nghiên cứu lập pháp có các đơn vị trực thuộc sau đây:
+ Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính - Nhà nước;
+ Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế - Xã hội;
+ Ban Quản lý khoa học;
+ Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;
+ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp.
2. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp;
b) Chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội; giữ quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Thay mặt Viện Nghiên cứu lập pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện Nghiên cứu lập pháp;
d) Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp; cơ chế phối hợp, quan hệ công tác trong nội bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và với các cơ quan, tổ chức có liên quan;
e) Quyết định thành lập Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.
3. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp giúp Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp vắng mặt thì một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng.
Như vậy, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
(1) Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu để tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đề liên quan đến việc Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
(3) Tư vấn, hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; hỗ trợ trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham gia, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quy trình lập pháp.
(4) Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội tổ chức cung cấp thông tin khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp để phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(5) Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu lập pháp và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; biên soạn các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu nghiên cứu.
(6) Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(7) Thực hiện hoạt động hợp tác triển khai nghiên cứu, thông tin khoa học lập pháp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, thông tin ở trong nước và nước ngoài; tiếp nhận, quản lý, khai thác, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp, tài liệu, sản phẩm chứa đựng thông tin khoa học lập pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để cung cấp phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
(8) Thu hút chuyên gia và cộng tác viên tham gia hoạt động nghiên cứu và tổ chức cung cấp thông tin khoa học lập pháp.
(9) Tổ chức các hội nghị, hội thảo phục vụ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?