Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm mục đích gì? Khi kiểm sát việc thi hành án hình sự Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Cho hỏi Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm mục đích gì? Bên cạnh đó khi kiểm sát việc thi hành án hình sự Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của Phong (Nam Định).

Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm mục đích gì?

Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm mục đích được quy định tại Điều 4 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:

Mục đích công tác kiểm sát
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự nhằm bảo đảm:
1. Việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp; việc đặc xá; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; việc quản lý, điều trị đối với người bị bắt buộc chữa bệnh; việc quản lý người dưới 18 tuổi chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; trình tự, thủ tục Tòa án xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
2. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
3. Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Như vậy, viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm mục đích nêu trên.

Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
1. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự là một trong những công tác quan trọng, thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm:
a) Việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
b) Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
c) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
...

Như vậy, Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự nhằm bảo đảm:

- Việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án;

Quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

- Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự (Hình từ Internet)

Khi kiểm sát việc thi hành án hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Khi kiểm sát việc thi hành án hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định Điều 5 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát tại cơ sở giam giữ; cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại;
2. Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; hồ sơ quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hồ sơ hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
3. Gặp, hỏi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người chấp hành án về việc giam, giữ, thi hành án hình sự; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
4. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự;
5. Yêu cầu: thông báo tình hình thi hành tạm giữ, tạm giam; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; ra quyết định thi hành án và giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án; tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;
6. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
7. Đề nghị và kiểm sát việc miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; ra văn bản thể hiện quan điểm, tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát việc hưởng thời hiệu thi hành bản án, xóa án tích.
Có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát trình tự, thủ tục Tòa án xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tham gia phiên họp và kiểm sát trình tự, thủ tục của Tòa án trong việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với các quyết định nêu trên;
8. Kiểm sát việc áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp trong thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và pháp luật có liên quan;
9. Kiểm sát việc đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá;
10. Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý người vi phạm pháp luật; quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
11. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm;
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi kiểm sát việc thi hành án hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như trên.

Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) khi kiểm sát việc thi hành án hình sự Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Trực tiếp kiểm sát tại cơ sở giam giữ; cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới;

- Cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương;

- Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, hồ sơ quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án và về việc buộc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Gặp, hỏi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người chấp hành án về việc giam, giữ, thi hành án hình sự; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự;

- Yêu cầu: thông báo tình hình chấp hành pháp luật; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; ra quyết định thi hành án và giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án;

- Tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;

- Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;

- Đề nghị và kiểm sát việc miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia và kiểm sát việc xét, quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;

- Ra văn bản thể hiện quan điểm, tham gia và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên họp tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát việc hưởng thời hiệu thi hành bản án, xóa án tích;

Tham gia phiên họp, có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án;

- Kiểm sát việc đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá;

- Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;

- Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý người vi phạm pháp luật; quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;

- Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối tượng của công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự được quy định như thế nào?

Đối tượng của công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự được quy định tại Điều 2 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:

Đối tượng công tác kiểm sát
Đối tượng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự là việc tuân theo pháp luật của Tòa án; cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý thi hành án hình sự; cơ quan thi hành án hình sự; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; cơ quan, tổ chức được giao thi hành biện pháp tư pháp theo quy định của Luật Thi hành án hình sự; người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này.

Như vậy, đối tượng của công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự được quy định như trên.

Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) đối tượng của công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự được quy định như sau:

Đối tượng công tác kiểm sát
Đối tượng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự là việc tuân theo pháp luật của Tòa án; cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý thi hành án hình sự; cơ quan thi hành án hình sự; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này.
Thi hành án hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng không?
Pháp luật
Cơ quan thi hành án hình sự nào có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
Pháp luật
Cơ quan thi hành án hình sự có được ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự tại cộng đồng là gì? Ai có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự tại cộng đồng?
Pháp luật
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được thu thập, quản lý từ những nguồn nào?
Pháp luật
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào?
Pháp luật
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân do ai đảm bảo?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là gì? Thông tin cá nhân của người chấp hành án có được đảm bảo bí mật trên cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự không?
Pháp luật
Xây dựng, quản lý và bảo vệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do cơ quan nào quản lý? Ai được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án hình sự
2,294 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào