Viện kiểm sát áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào?
Viện kiểm sát áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát
1. Viện kiểm sát áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp sau:
a) Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo và qua nghiên cứu nội dung đơn phát hiện dấu hiệu vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;
c) Có căn cứ khác xác định cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
...
Theo quy định trên, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp sau:
- Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo và qua nghiên cứu nội dung đơn phát hiện dấu hiệu vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;
- Có căn cứ khác xác định cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát (Hình từ Internet)
Biện pháp trực tiếp kiểm sát được áp dụng như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 30 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát
...
2. Biện pháp trực tiếp kiểm sát được áp dụng trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đối với từng vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một thời điểm nhất định.
Theo đó, biện pháp trực tiếp kiểm sát được áp dụng trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đối với từng vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một thời điểm nhất định.
Tiến hành áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 30 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát
...
3. Trình tự, thủ tục tiến hành trực tiếp kiểm sát như sau:
a) Chuẩn bị kiểm sát
Xác định dấu hiệu vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và căn cứ pháp luật để tiến hành trực tiếp kiểm sát;
Ban hành quyết định trực tiếp kiểm sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo. Quyết định trực tiếp kiểm sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo gửi đến cơ quan được kiểm sát ít nhất 05 ngày làm việc trước khi trực tiếp kiểm sát.
b) Tổ chức thực hiện việc trực tiếp kiểm sát
Công bố quyết định trực tiếp kiểm sát và chương trình làm việc;
Yêu cầu cơ quan được kiểm sát báo cáo bằng văn bản kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và cung cấp sổ sách, hồ sơ vụ việc và tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để nghiên cứu, nhận xét, đánh giá.
c) Tổ chức xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ
Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, nếu thấy cần xác minh tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quyết định việc xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo. Người được phân công xác minh phải lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền quyết định. Việc xác minh phải được lập biên bản.
Như vậy, trình tự, thủ tục tiến hành trực tiếp kiểm sát như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm sát
- Xác định dấu hiệu vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và căn cứ pháp luật để tiến hành trực tiếp kiểm sát;
- Ban hành quyết định trực tiếp kiểm sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo.
Quyết định trực tiếp kiểm sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo gửi đến cơ quan được kiểm sát ít nhất 05 ngày làm việc trước khi trực tiếp kiểm sát.
Bước 2: Tổ chức thực hiện việc trực tiếp kiểm sát
- Công bố quyết định trực tiếp kiểm sát và chương trình làm việc;
- Yêu cầu cơ quan được kiểm sát báo cáo bằng văn bản kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và cung cấp sổ sách, hồ sơ vụ việc và tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để nghiên cứu, nhận xét, đánh giá.
Bước 3: Tổ chức xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ
- Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, nếu thấy cần xác minh tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quyết định việc xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Người được phân công xác minh phải lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền quyết định. Việc xác minh phải được lập biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?