Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có chức năng đào tạo sau đại học không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam như thế nào?
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có chức năng đào tạo sau đại học không?
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 2862/QĐ-BNN-TCCB năm 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng Nhà nước; trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của nhà nước, tham gia đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, môi trường và thực hiện các nhiệm vụ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tại miền Nam tại miền Nam.
Như vậy, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có các chức năng như sau:
- Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của nhà nước;
- Tham gia đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, môi trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tại miền Nam tại miền Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 2862/QĐ-BNN-TCCB năm 2008 như sau:
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền, chiến lược, các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, môi trường của các tỉnh phía Nam; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về thủy lợi, thủy điện, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất theo quy định của pháp luật; xây dựng quy trình quản lý vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, thủy sản;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn về quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thẩm định, giám sát, quản lý dự án; thí nghiệm thủy lực, vật liệu, kết cấu, nền móng, địa kỹ thuật thuộc các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi, thủy điện, thủy sản, hạ tầng kỹ thuật nông thôn và bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực ngành nghề, nguồn vốn và trang thiết bị của Viện theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan.
- Tham gia biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật
- Thông tin khoa học theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực được giao, đầu tư xây dựng các công trình hoặc hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học theo các chuyên ngành được cơ quan có thẩm quyền công nhận, liên kết đào tạo đại học về chuyên ngành thủy lợi, thủy điện và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Làm nhiệm vụ cầu nối của các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam với các địa phương ở các tỉnh phía Nam để giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ về thủy lợi, thủy điện và bảo vệ môi trường.
- Tham gia các hoạt động về phòng chống úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt, giảm thiểu thiên tai, sa mạc hóa tại các tỉnh phía Nam thuộc nhiệm vụ của Bộ.
- Quản lý và tổ chức thực hiện nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ và Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao.
Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam như thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 2862/QĐ-BNN-TCCB năm 2008 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam như sau:
- Lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
- Các Phòng nghiệp vụ:
+ Phòng Tổ chức, Hành chính;
+ Phòng Kế hoạch, Tài chính;
+ Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế;
- Các Phòng nghiên cứu khoa học:
+ Phòng Thí nghiệm tổng hợp;
+ Phòng nghiên cứu Thủy công và Thủy lực;
+ Phòng nghiên cứu Vật liệu xây dựng và Kết cấu công trình;
+ Phòng nghiên cứu Nền móng và Địa Kỹ thuật;
- Các Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
+ Trung tâm nghiên cứu Thủy nông và cấp nước;
+ Trung tâm nghiên cứu Phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn;
+ Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên nước;
+ Trung tâm nghiên cứu Chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai;
+ Trung tâm nghiên cứu Môi trường và xử lý nước thải;
+ Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển công nghệ thủy lợi;
Trung tâm nghiên cứu Thủy nông và cấp nước; Trung tâm nghiên cứu Chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc hoặc ngân hàng nhà nước; nhiệm vụ cụ thể của trung tâm do Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam quy định.
- Các doanh nghiệp trực thuộc:
Được thành lập khi có đủ điều kiện và theo quy định hiện hành của Nhà nước
Phòng có Trưởng Phòng và các Phó Trưởng phòng; Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?