Viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác đã bị kết án phạt tù thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
- Viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác đã bị kết án phạt tù thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
- Viên chức quản lý đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc không?
Viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm t khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và điểm h khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác được quy định cụ thể theo từng trường hợp sau:
(1) Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi làm giấy tờ giả, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
- Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
- Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
(5) Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác đã bị kết án phạt tù thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
Xử lý kỷ luật buộc thôi việc (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định kỷ luật viên chức
...
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
...
Căn cứ quy định trên thì khi viên chức quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giấy tờ giả cho người khác (tội về tham nhũng) bị kết án phạt tù sẽ nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Viên chức quản lý đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiêm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
...
Như vậy, viên chức quản lý đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?