Viên chức quản lý của Bộ Tư pháp có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ thì bị xếp loại chất lượng ở mức nào?
- Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức quản lý cấp Phòng bao gồm mấy bước?
- Viên chức quản lý của Bộ Tư pháp có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ thì bị xếp loại chất lượng ở mức nào?
- Trường hợp viên chức quản lý chuyển công tác thì cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng?
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức quản lý cấp Phòng bao gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
...
2. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng và viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
a) Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
- Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp; các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến; các ý kiến phải được ghi đầy đủ vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Bước 3: Viên chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người có trách nhiệm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 13 Quy chế này.
d) Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ căn cứ Phiếu đánh giá, ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá của đơn vị nêu trên và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
...
Như vậy, theo quy định thì thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức quản lý cấp Phòng bao gồm 4 bước, cụ thể:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng;
Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức;
Bước 3: Viên chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người có trách nhiệm;
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức quản lý cấp Phòng bao gồm mấy bước? (Hình từ Internet)
Viên chức quản lý của Bộ Tư pháp có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ thì bị xếp loại chất lượng ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
...
2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
c) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
d) Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật (Đảng hoặc chính quyền) trong năm đánh giá.
Như vậy, theo quy định, trường hợp viên chức quản lý có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật Đảng hoặc chính quyền trong năm đánh giá thì có thể bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Trường hợp viên chức quản lý chuyển công tác thì cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng
...
4. Công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật (nghỉ không hưởng lương, nghỉ ốm...) trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi làm chuyên gia, thực tập dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng tập trung thì thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 03 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Đối với công chức, viên chức đang luân chuyển, biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức luân chuyển, biệt phái đến có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng về cơ quan, đơn vị quyết định cử đi luân chuyển, biệt phái và cơ quan có công chức, viên chức được cử đi luân chuyển, biệt phái để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách và lưu vào hồ sơ công chức, viên chức.
...
Như vậy, đối với viên chức quản lý chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đó.
Trường hợp viên chức quản lý có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 03 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?