Viên chức không giữ chức vụ quản lý của Bộ Tư pháp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp nào?
- Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Cục bao gồm những bước nào?
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý của Bộ Tư pháp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp nào?
- Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi bồi dưỡng tập trung thì việc đánh giá, xếp loại chất lượng được căn cứ vào đâu?
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Cục bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
...
4. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Cục
a) Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị sự nghiệp thuộc Cục để nhận xét, đánh giá đối với viên chức
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
- Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp; các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến; các ý kiến phải được ghi đầy đủ vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Cục căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá của đơn vị nêu trên và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Như vậy, theo quy định thì thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Cục bao gồm các bước sau:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng;
Bước 2: Tổ chức họp đơn vị sự nghiệp thuộc Cục để nhận xét, đánh giá đối với viên chức;
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Cục bao gồm những bước nào? (Hình từ Internet)
Viên chức không giữ chức vụ quản lý của Bộ Tư pháp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật (Đảng hoặc chính quyền) trong năm đánh giá.
...
Như vậy, viên chức không giữ chức vụ quản lý có thể bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu có một trong các tiêu chí sau đây:
(1) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
(2) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
(3) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật Đảng hoặc chính quyền trong năm đánh giá.
Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi bồi dưỡng tập trung thì việc đánh giá, xếp loại chất lượng được căn cứ vào đâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng
...
4. Công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật (nghỉ không hưởng lương, nghỉ ốm...) trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi làm chuyên gia, thực tập dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng tập trung thì thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 03 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
...
Như vậy, trong trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi bồi dưỡng tập trung thì thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?