Viên chức có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không? Các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà một kiểm toán viên phải tuân thủ là gì?
Viên chức có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
3. Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
4. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
5. Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
Theo đó, viên chức là đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Viên chức có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không? Các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà một kiểm toán viên phải tuân thủ là gì? (Hình từ Internet)
Người đăng ký hành nghề kiểm toán phải đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện đối với người đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập 2011 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 như sau:
Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
3. (Khoản này bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015).
4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
- Là kiểm toán viên;
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
Người có đủ các điều kiện quy định nêu trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà một kiểm toán viên phải tuân thủ là gì?
Theo chương 100 Phần A Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTC, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:
(1) Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;
(2) Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;
(3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;
(4) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
(5) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?