Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra thuộc cơ quan nào? Viện có tên giao dịch quốc tế thế nào?
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra thuộc cơ quan nào?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Pháp chế.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Hợp tác quốc tế.
4. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.
5. Văn phòng.
6. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
9. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
12. Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
13. Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
14. Ban Tiếp công dân trung ương.
15. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
16. Báo Thanh tra.
17. Tạp chí Thanh tra.
18. Trường Cán bộ Thanh tra.
19. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Theo quy định trên, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Nghị định 50/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Pháp chế
2. Vụ Tổ chức cán bộ
3. Vụ Hợp tác quốc tế
4. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp
5. Văn phòng
6. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra
7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)
9. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)
10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)
11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)
12. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)
13. Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)
14. Ban Tiếp công dân trung ương
15. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
16. Báo Thanh tra
17. Tạp chí Thanh tra
18. Trường Cán bộ Thanh tra
19. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 14 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 15 đến Khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ.
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có tên giao dịch quốc tế thế nào?
Vị trí, chức năng của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra được căn cứ theo Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 440/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Vị trí, chức năng
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách; nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động khoa học của Thanh tra Chính phủ trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
Viện có tên giao dịch quốc tế là: Inspectorate Strategy and Science Institute (viết tắt là ISSI).
Như vậy, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có tên giao dịch quốc tế là: Inspectorate Strategy and Science Institute (viết tắt là ISSI).
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra thuộc cơ quan nào? Viện có tên giao dịch quốc tế thế nào? (Hình từ Internet)
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 440/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách
+ Tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động của chính sách, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
+ Dự báo chiến lược về xu hướng, diễn biến trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Thanh tra;
+ Xây dựng chiến lược, chính sách của ngành Thanh tra theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ;
+ Tham gia hoặc chủ trì xây dựng các văn bản pháp luật của ngành Thanh tra.
- Nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
+ Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn và hằng năm trình Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc tổ chức lựa chọn thực hiện đề tài khoa học và phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học hằng năm;
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các đề tài khoa học theo Quy chế quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ;
+ Hướng dẫn, phối hợp với thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong nghiên cứu khoa học về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan;
+ Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng Khoa học;
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học.
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong toàn ngành Thanh tra; định kỳ hàng năm báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung và kết quả ứng dụng;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin - tư liệu khoa học thanh tra; chủ trì tổ chức và quản lý thư viện của Thanh tra Chính phủ; biên soạn và phát hành theo quy định của pháp luật các ấn phẩm về các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra;
- Cung cấp các dịch vụ khoa học, dịch vụ tư vấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra;
- Liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?