Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế đang đảm nhận nhiệm vụ an ninh quốc gia thì có được xin từ chức hay không?
- Quy trình xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức hành chính của Bộ Y tế được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức hành chính của Bộ Y tế không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
(2) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
(3) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế đang đảm nhận nhiệm vụ an ninh quốc gia thì có được xin từ chức hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức hành chính của Bộ Y tế được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức hành chính của Bộ Y tế không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế đang đảm nhận nhiệm vụ an ninh quốc gia thì không được xin từ chức.
Quy trình xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
3. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu tổ chức hành chính nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định.
4. Khi đơn từ chức chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, quy trình xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được thực hiện như sau:
(1) Sau khi nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu tổ chức hành chính nơi công chức đang công tác thực hiện trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức.
Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét;
Trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
(2) Tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín về việc xem xét cho từ chức đối với công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?