Việc xây dựng, khai thác và sử dụng tàu điện ngầm cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào? Hệ thống cấp thoát nước cần tuân thủ yêu cầu gì?

Công trình tàu điện ngầm được pháp luật quy định như thế nào? Những quy định chung về kỹ thuật đối với quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng công trình tàu điện ngầm cụ thể là gì? Riêng đối với hệ thống cấp, thoát nước của công trình tàu điện ngầm, những tiêu chuẩn cụ thể là gì?

Công trình tàu điện ngầm theo quy định của pháp luật là gì?

Căn cứ tiểu mục 1.4.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, công trình tàu điện ngầm được quy định như sau:

"1.4.1
Công trình tàu điện ngầm
Một loại hình của đường sắt đô thị được xây dựng dưới mặt đất."

Công trình tàu điện ngầm

Công trình tàu điện ngầm (Hình từ Internet)

Những quy định chung về kỹ thuật đối với quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng công trình tàu điện ngầm là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, quy định chung về kỹ thuật đối với công trình tàu điện ngầm cụ thể như sau:

"2.1 Quy định chung
2.1.1 Vị trí tuyến đường và nhà ga tàu điện ngầm phải được xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
2.1.2 Các thông số cơ bản của công trình và thiết bị của tuyến đường đảm bảo năng lực lưu chuyển được tính toán theo lượng hành khách lớn nhất dự kiến ở các giai đoạn khai thác có xét đến sự phát triển lâu dài của đô thị.
2.1.3 Lối vào công trình tàu điện ngầm phải có cấu tạo loại trừ được khả năng tràn nước vào hầm với xác suất vượt mực nước ngập lụt dựa trên các số liệu lịch sử khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn và các số liệu dự báo biến đổi khí hậu trong thời gian tuổi thọ của công trình.
2.1.4 Tuyến hầm tàu điện ngầm
Chiều sâu tối thiểu để đặt tuyến hầm được xác định có kể đến việc bảo vệ các công trình xây dựng ở phía trên cũng như khả năng thi công kết cấu đường.
2.1.5 Nhà ga trên tuyến tàu điện ngầm
a) Các nhà ga được đặt ở các nơi tập trung hành khách, nơi có khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác như gần các nhà ga đường sắt, đường bộ, đường thủy và gần các danh lam thắng cảnh của thành phố theo quy hoạch được duyệt.
b) Khi lối lên xuống của hành khách từ vị trí sảnh chờ (khu vực bán và soát vé) xuống tầng ke ga có chênh cao lớn hơn 3,5 m thì phải xem xét bố trí thang cuốn phụ trợ thang bộ phục vụ hành khách.
Số thang cuốn phải đủ để thông được luồng hành khách tính toán tối đa ở chế độ giải thoát người từ nhà ga khi có sự cố và các tình huống bất lợi đồng thời xảy ra như khi một thang cuốn phải sửa chữa; một thang cuốn phải dừng do nguyên nhân không được lường trước.
c) Nhà ga phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo cho người khuyết tật, người cao tuổi tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.
d) Các hành lang trong nhà ga và các đường vượt ngầm dài trên 100 m phải xem xét bố trí băng tải phục vụ hành khách.
e) Các gian thương mại, gian trưng bày và các hạng mục khác phục vụ hành khách không được cản trở lưu thông, phục vụ hành khách và ảnh hưởng tới công nghệ điều hành/quản lý tàu điện ngầm.
2.1.6 Điều kiện đất nền phải được nghiên cứu trong trạng thái giới hạn dự kiến trước trong phạm vi ảnh hưởng tổng thể từ tương tác giữa quá trình thi công và khai thác tuyến tàu điện ngầm với môi trường địa chất. Độ sâu khảo sát phải sâu hơn đáy hầm không nhỏ hơn 10 m và bề rộng phạm vi khảo sát không nhỏ hơn 4 lần chiều sâu đáy hầm tính từ mép hầm.
2.1.7 Kết cấu công trình tàu điện ngầm phải tính đến tác động của các tải trọng, các yếu tố tự nhiên theo QCVN 02:2009/BXD và tương tác của công trình với môi trường địa chất xung quanh.
2.1.8 Các kết cấu chịu lực bao che bên ngoài, kết cấu chịu lực bên trong công trình tàu điện ngầm và vật liệu hoàn thiện kiến trúc của công trình phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ bền lâu, an toàn cháy, ổn định đối với những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài.
2.1.9 Vật liệu xây dựng, kết cấu và phương pháp thi công phải đảm bảo tuổi thọ của vỏ hầm. Vỏ hầm phải kín và phải đảm bảo các yêu cầu về cường độ, độ bền, an toàn, ổn định và đảm bảo khả năng khai thác bình thường dưới những tác động khác nhau của môi trường xung quanh.
2.1.10 Phải bảo vệ chống sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm và các chất lỏng khác vào công trình tàu điện ngầm. Phải có biện pháp chống ăn mòn cho công trình tàu điện ngầm.
2.1.11 Quan trắc cho tuyến tàu điện ngầm phải thiết lập các mốc chuẩn có độ chính xác đảm bảo chất lượng thi công và quan trắc biến dạng các nhà và công trình hiện hữu trong vùng xây dựng.
2.1.12 Các quan trắc địa kỹ thuật - môi trường trong công trình tàu điện ngầm, môi trường địa chất, các công trình tàu điện ngầm liền kề và các công trình trên mặt đất phải được thực hiện trong quá trình thi công và khai thác, sử dụng công trình tàu điện ngầm.
2.1.13 Chất lượng xây dựng công trình tàu điện ngầm phải được thực hiện kiểm tra theo quy định hiện hành. Trong quá trình khai thác sử dụng, công trình tàu điện ngầm phải được quan trắc, theo dõi và đánh giá nhằm phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
2.1.14 Công trình tàu điện ngầm và hệ thống kỹ thuật trong công trình phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc thay thế nhằm duy trì khả năng hoạt động bình thường của hệ thống theo thiết kế trong suốt thời hạn sử dụng công trình.
2.1.15 Hệ thống kỹ thuật của công trình tàu điện ngầm phải được thiết kế đảm bảo an toàn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.1.16 Hệ thống quan trắc chất lượng không khí của công trình tàu điện ngầm phải được vận hành liên tục và giám sát độc lập để đảm bảo an toàn về chất lượng không khí.
2.1.17 Công trình tàu điện ngầm phải được kết hợp sử dụng đa mục đích, trong đó có kể đến công năng sử dụng phòng vệ dân sự."

Hệ thống cấp, thoát nước cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, những yêu cầu đối với hệ thống cấp, thoát nước cho công trình tàu điện ngầm cụ thể như sau:

"2.3 Cấp, thoát nước cho công trình tàu điện ngầm
2.3.1 Công trình tàu điện ngầm phải có hệ thống cấp, thoát nước nội bộ hoặc hệ thống riêng cho nước sinh hoạt, nước chống cháy và nước công nghệ. Phải xem xét thiết kế hệ thống xử lý nước thải cục bộ trong công trình tàu điện ngầm trước khi tiêu thoát chúng ra hệ thống thoát nước của khu vực.
2.3.2 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt và công nghệ tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình về cấp, thoát nước trong nhà và công trình. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chống cháy như 2.5.20 của quy chuẩn này.
2.3.3 Công trình tàu điện ngầm phải có hệ thống thu gom, thoát nước rò rỉ từ vỏ hầm hỏng lớp chống thấm, khi cứu hỏa, khi rửa công trình, khi các thiết bị công nghệ làm việc."

Như vậy, đối với việc xây dựng, khai thác và quản lý công trình tàu điện ngầm, pháp luật hiện hành có những quy định chung về kỹ thuật đối với công trình tàu điện ngầm nói chung và đối với hệ thống cấp, thoát nước nói riêng cụ thể như trên.

Tàu điện ngầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định kỹ thuật đối với hệ thống thông gió của công trình tàu điện ngầm cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Việc xây dựng, khai thác và sử dụng tàu điện ngầm cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào? Hệ thống cấp thoát nước cần tuân thủ yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu điện ngầm
1,328 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu điện ngầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu điện ngầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào