Việc xây dựng chương trình khuyến nông địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương đúng không?
- Việc xây dựng chương trình khuyến nông địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương đúng không?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương?
- Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch theo phương thức nào?
- Nguồn kinh phí khuyến nông địa phương được hình thành từ những nguồn nào?
Việc xây dựng chương trình khuyến nông địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương đúng không?
Việc xây dựng chương trình khuyến nông địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
Chương trình khuyến nông địa phương
1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông địa phương
a) Chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chủ lực của địa phương;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường;
c) Chương trình khuyến nông trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong từng giai đoạn.
...
Như vậy theo quy định của pháp luật thì điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương là một trong những căn cứ để xây dựng chương trình khuyến nông địa phương.
Việc xây dựng chương trình khuyến nông địa phương có được căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương hay không? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương?
Người có thẩm quyền phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
Chương trình khuyến nông địa phương
...
2. Trình tự xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức xây dựng chương trình khuyến nông địa phương và lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hội đồng thẩm định chương trình khuyến nông địa phương;
c) Căn cứ kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Việc phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương được căn cứ vào kết quả thẩm định và được công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch theo phương thức nào?
Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch theo phương thức được quy định tại Điều 25 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương
1. Hàng năm, căn cứ chương trình khuyến nông địa phương đã phê duyệt và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, tổ chức khuyến nông địa phương và các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn đề xuất kế hoạch khuyến nông và dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương trước ngày 30 tháng 9.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp trước ngày 15 tháng 11.
3. Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc phê duyệt kế hoạch khuyến nông trước ngày 30 tháng 11 và công bố theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch khuyến nông theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
Nguồn kinh phí khuyến nông địa phương được hình thành từ những nguồn nào?
Nguồn kinh phí khuyến nông đia phương được hình thành từ những nguồn được quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
Nguồn kinh phí khuyến nông
...
2. Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nguồn kinh phí địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
- Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?