Việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện theo nguyên tắc nào? Để xác định diện tích này thì cần dựa vào yếu tố nào?
Việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc, yêu cầu và thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.
2. Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.
- Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc xác định diện tích đất trồng lúa được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Để xác định diện tích đất trồng lúa thì cần dựa vào yếu tố nào?
Để xác định diện tích đất trồng lúa thì cần dựa vào yếu tố được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, gồm:
a) Hồ sơ địa chính;
b) Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;
d) Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
e) Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
g) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).
2. Bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 - 1:10.000.
Như vậy, theo quy định trên thì để xác định diện tích đất trồng lúa thì cần dựa vào yếu tố sau:
- Hồ sơ địa chính;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;
- Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).
Hồ sơ diện tích đất trồng lúa gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ diện tích đất trồng lúa gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Quản lý hồ sơ ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Hồ sơ ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm:
a) Bản đồ ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Biên bản kiểm tra và xác nhận kết quả xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.
c) Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt của cấp xã.
2. Hồ sơ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã 01 bộ (bản số và giấy); Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện 01 bộ (bản số); Sở Tài nguyên và Môi trường 01 bộ (bản số); Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ (bản số).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ diện tích đất trồng lúa nước gồm những tài liệu sau:
- Bản đồ diện tích đất trồng lúa;
- Biên bản kiểm tra và xác nhận kết quả xác định diện tích đất trồng lúa;
- Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả xác định diện tích đất trồng lúa của cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?