Việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền thực hiện như thế nào?
- Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền thực hiện như thế nào?
- Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền như thế nào?
- Ủy viên thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có trách nhiệm cụ thể như thế nào trong phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn?
Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền
1. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm sau thiên tai. Cung cấp thông tin về vị trí, khu vực xảy ra sự cố môi trường cho Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để tăng cường công tác dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra sự cố phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
3. Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố.
4. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Theo quy định trên, việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền thực hiện như sau:
- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm sau thiên tai. Cung cấp thông tin về vị trí, khu vực xảy ra sự cố môi trường cho Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để tăng cường công tác dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra sự cố phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
- Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố.
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.
3. Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.
Như vậy, cần phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.
Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.
Ủy viên thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có trách nhiệm cụ thể như thế nào trong phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn?
Theo điểm i khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm các Ủy viên Ban Chỉ huy
...
2. Nhiệm vụ cụ thể
...
i) Ủy viên thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn triển khai hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra.
Theo quy định trên, Ủy viên thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn triển khai hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
- Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?