Quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ theo Luật Đường bộ mới nhất?
Quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Đường bộ 2024 quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ phải được thiết kế, xây dựng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thoát lũ và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
- Việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
+ Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
+ Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với đường bộ được giao quản lý, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn; sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng công trình đường bộ đối với các trường hợp không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; khắc phục nguy cơ sập đổ công trình đường bộ, công trình liền kề; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ theo Luật Đường bộ mới nhất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai, cụ thể:
+ Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
+ Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
+ Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
+ Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
+ Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
+ Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
- Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
- Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT quy định về nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định:
Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ phòng, chống thiên tai.
3. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
- Ngân sách nhà nước.
- Quỹ phòng, chống thiên tai.
- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thủ tục và hồ sơ như thế nào?
- Mức thuế đối ứng là gì? Mức thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng thống nhất đối với hàng hóa như thế nào?
- Hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN 2025 trên eTax Mobile? Hạn chót tự quyết toán thuế TNCN 2025 khi nào?
- Top 5 Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất) lớp 9?
- Ngày 6 tháng 3 âm lịch là ngày gì trong Phật giáo? Văn khấn ngày vía tôn giả Ca Diếp? 6 3 âm là ngày lễ lớn?