Việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không có quyền từ chối trợ giúp pháp lý đúng không?
- Việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ là bao lâu?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không có quyền từ chối trợ giúp pháp lý đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
...
Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Mà cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
- Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;
b) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân.
Nếu tổ chức có hành vi vi phạm nói trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?