Việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên phải đối đáp, tranh luận những nội dung nào?
- Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì bị đơn dân sự có được tranh luận không?
Việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
1. Việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo Điều 26 Quy chế này.
...
Và căn cứ theo Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó.
2. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.
3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
5. Đối với vụ án phức tạp, có nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì lãnh đạo Viện kiểm sát phải phân công cụ thể cho từng Kiểm sát viên chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Theo đó, việc tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như quy định trên.
Tranh luận trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên phải đối đáp, tranh luận những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
...
2. Kiểm sát viên phải đối đáp, tranh luận tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, ghi nhận ý kiến đúng, bác bỏ ý kiến không đúng của họ, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến.
...
Theo đó, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên phải đối đáp, tranh luận tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, ghi nhận ý kiến đúng, bác bỏ ý kiến không đúng của họ, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến.
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì bị đơn dân sự có được tranh luận không?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 64 Bộ luât Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bị đơn dân sự
1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
c) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
d) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
e) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
...
Theo đó, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì bị đơn dân sự được tranh luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?