Việc tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự do những đơn vị nào chịu trách nhiệm chính?
Việc tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự do những đơn vị nào chịu trách nhiệm chính?
Căn cứ khoản 8 Mục 2 Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về Phân công nhiệm vụ trong việc tổ chức thi hành án như sau:
Phân công nhiệm vụ trong việc tổ chức thi hành án
8.1 Nhiệm vụ tổ chức thi hành án là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án đã ban hành, do Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Chấp hành viên (Phó Chi cục trưởng, Chấp hành viên Chi cục) chịu trách nhiệm chính. Các phòng thuộc Cục, công chức liên quan phối hợp thực hiện.
8.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Tổ chức thi hành quyết định thi hành án theo quy định của pháp luật từ việc lập hồ sơ thi hành án cho đến khi tổ chức thi hành án xong.
b) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nghiệp vụ thi hành án; đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
8.3 Thời hạn thực hiện: Theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì nhiệm vụ tổ chức thi hành án là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án đã ban hành, do Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Chấp hành viên (Phó Chi cục trưởng, Chấp hành viên Chi cục) chịu trách nhiệm chính.
Các phòng thuộc Cục, công chức liên quan phối hợp thực hiện.
Việc tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự do những đơn vị nào chịu trách nhiệm chính? (Hình từ Internet)
Thời hạn thông báo thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự là bao lâu?
Căn cứ khoản 10 Mục 2 Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về việc thông báo về thi hành án như sau:
Thông báo về thi hành án
10.1 Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc thông báo về thi hành án. Thư ký, Chuyên viên và công chức khác được giao giúp việc cho Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện.
10.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Xác định người được nhận văn bản thông báo;
b) Thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật:
- Giao trực tiếp cho người được nhận văn bản thông báo; lập biên bản về việc giao nhận, từ chối, nhận thay thông báo về thi hành án.
- Ủy quyền hoặc đề nghị các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thông báo về thi hành án (Bưu điện, Giám thị trại giam, tạm giam,...).
- Niêm yết tại Trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo và lập biên bản về việc niêm yết khi không thực hiện được thông báo trực tiếp.
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện theo quy định của pháp luật và dự thảo văn bản đăng tải thông tin trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành, chuyển cho Văn thư phát hành.
c) Lưu kết quả thông báo vào hồ sơ thi hành án.
10.3 Thời hạn thực hiện: 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản.
10.4 Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn thông báo thi hành án là 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản thi hành án.
Thông báo thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự được niêm yết tại những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 10 Mục 2 Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về việc thông báo về thi hành án như sau:
Thông báo thi hành án
10.1 Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc thông báo về thi hành án. Thư ký, Chuyên viên và công chức khác được giao giúp việc cho Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện.
10.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Xác định người được nhận văn bản thông báo;
b) Thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật:
- Giao trực tiếp cho người được nhận văn bản thông báo; lập biên bản về việc giao nhận, từ chối, nhận thay thông báo về thi hành án.
- Ủy quyền hoặc đề nghị các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thông báo về thi hành án (Bưu điện, Giám thị trại giam, tạm giam,...).
- Niêm yết tại Trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo và lập biên bản về việc niêm yết khi không thực hiện được thông báo trực tiếp.
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện theo quy định của pháp luật và dự thảo văn bản đăng tải thông tin trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành, chuyển cho Văn thư phát hành.
c) Lưu kết quả thông báo vào hồ sơ thi hành án.
10.3 Thời hạn thực hiện: 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản.
10.4 Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì thông báo thi hành án phải được niêm yết tại các cơ quan sau:
(1) Trụ sở cơ quan thi hành án dân sự;
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo.
Đồng thời phải lập biên bản về việc niêm yết khi không thực hiện được thông báo trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?