Việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với người từ trần thể hiện điều gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ nước ngoài?
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định về việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Theo đó, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ nước ngoài.
Ngoài ra, đối với cán bộ nước ngoài được tổ chức Lễ Quốc tang tại Việt Nam phải là người có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với người từ trần thể hiện điều gì? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với người từ trần thể hiện điều gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ tang như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ tang
1. Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng; hạn chế, từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức an táng theo các hình thức hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương.
Theo đó, việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với người từ trần là thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, việc tổ chức Lễ Quốc tang thể hiện mối quan hệ đặc biệt và tình hữu nghị vững chắc giữa hai quốc gia trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước.
Cơ quan nào được phép truyền hình trực tiếp Lễ Quốc tang?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Theo đó, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam là những cơ quan được phép truyền hình trực tiếp Lễ Quốc tang.
Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp những nội dung trong Lễ Quốc tang bao gồm: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là gì? Đối tượng gồm những ai? Hình thức quy định như thế nào?
- Thơ về tháng 4, thơ hay chào tháng 4? Mức hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như thế nào?
- Bị hư hỏng không thể sử dụng được nữa thì phương tiện giao thông thông minh có bị thu hồi giấy phép hoạt động không?
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa như thế nào? Các mốc thời gian gia hạn cụ thể?
- Valentine Đen dành cho ai? Valentine Đen nên tặng gì? Valentine Đen là ngày bao nhiêu? Lời chúc Valentine Đen?