Việc tiêu hủy tiền giấy được thực hiện bằng phương pháp nào? Ai có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy?
Việc tiêu hủy tiền giấy được thực hiện bằng phương pháp nào?
Việc tiêu hủy tiền giấy được thực hiện bằng phương pháp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-NHNN như sau:
Phương pháp tiêu hủy tiền
1. Tiền tiêu hủy là tiền giấy được tiêu hủy bằng hệ thống máy cắt hủy chuyên dùng.
2. Tiền tiêu hủy là tiền kim loại được tiêu hủy bằng phương pháp nấu chảy hoặc máy hủy tiền kim loại chuyên dùng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiêu hủy tiền giấy được thực hiện bằng hệ thống máy cắt hủy chuyên dùng.
Việc tiêu hủy tiền giấy được thực hiện bằng phương pháp nào? Ai có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy bằng máy hủy chuyên dùng?
Trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy bằng máy hủy chuyên dùng theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 03/2020/TT-NHNN như sau:
Quy định về cắt hủy tiền
1. Căn cứ chứng từ xuất kho tiền tiêu hủy, Tổ trưởng Tổ 3 nhận tiền từ Tổ 1 và Tổ 2 theo phương thức giao nhận bó (túi) nguyên niêm phong theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
2. Thực hiện cắt hủy số tiền đã nhận bằng hệ thống máy cắt hủy chuyên dùng để hủy tiền thành phế liệu; thu hồi và bảo quản phế liệu đúng nơi quy định.
3. Trong giờ nghỉ giải lao và giờ nghỉ buổi trưa số tiền chưa cắt hủy được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt. Cửa phòng cắt hủy tiền phải được khóa, niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng Tổ 3 và công chức giám sát của Hội đồng giám sát.
4. Cuối mỗi ngày làm việc, Tổ trưởng Tổ 3 lập Biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn, có ký xác nhận của Tổ trưởng Tổ giám sát cắt hủy tiền; số tiền chưa cắt hủy hết trong ngày (nếu có) được Tổ trưởng Tổ 3 tổ chức đóng bao (thùng), dán niêm phong hoặc xếp vào xe lưới có khóa, dán niêm phong có xác nhận của Tổ trưởng Tổ giám sát cắt hủy tiền để gửi vào kho tiền tiêu hủy.
5. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại bằng máy hủy tiền chuyên dùng.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy bằng máy hủy tiền chuyên dùng.
Quy cách đóng túi tiền giấy sau khi kiểm đếm tờ được quy định như thế nào?
Quy cách đóng túi tiền giấy sau khi kiểm đếm tờ được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Thông tư 03/2020/TT-NHNN như sau:
Quy định về kiểm đếm tiền tiêu hủy
…
3. Kiểm ngân sau khi nhận đủ số bó (túi) tiền do Tổ trưởng giao, ký nhận trên sổ giao nhận tiền nội bộ, tiến hành kiểm đếm để xác định số lượng tờ (miếng), phát hiện thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. Nếu bó (túi) tiền đủ số lượng tờ (miếng), đúng loại tiền ghi trên niêm phong thì hủy ngay giấy niêm phong và thực hiện đóng bó (túi), niêm phong mới.
4. Quy cách đóng bó (túi) tiền, thùng tiền kim loại sau khi kiểm đếm tờ (miếng).
a) Đối với tiền giấy: dùng 01 (một) tờ tiền trong thếp để gấp ngang thếp tiền, xếp 10 (mười) thếp tiền cùng loại thành 01 (một) bó, dùng dây (sợi se, nilon...) buộc chặt 02 (hai) vòng ngang, 01 (một) vòng dọc bó tiền, dán niêm phong lên mặt có nút buộc bó tiền.
Đối với tiền giấy biến dạng không thể đóng bó như trên: đóng vào 01 (một) túi vải đủ 1.000 tờ, dùng dây (sợi se, nilon,...) buộc thắt chặt miệng túi, dán niêm phong sát nút buộc miệng túi tiền.
b) Đối với tiền kim loại, đóng vào túi vải đủ 1.000 miếng, dùng dây (sợi se, nilon...) buộc thắt chặt miệng túi, dán niêm phong sát nút buộc miệng túi tiền. Túi tiền kim loại được đóng trong thùng và dán niêm phong theo quy cách:
(i) 01 thùng mệnh giá 5.000 đồng: 50 túi;
(ii) 01 thùng mệnh giá 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng: 75 túi;
(iii) 01 thùng mệnh giá 200 đồng: 100 túi;
c) Khi dán giấy niêm phong bao, bó (túi) tiền phải tách riêng cho hai đầu dây cách nhau. Trên niêm phong bao (thùng), bó (túi) tiền ghi đầy đủ các yếu tố ngày, tháng, năm kiểm đếm, loại tiền, số tờ (miếng), thành tiền, họ tên và chữ ký người kiểm đếm.
5. Trong khi kiểm đếm nếu phát hiện tiền thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trong bó (túi) tiền, kiểm ngân báo cho công chức giám sát kiểm đếm của Hội đồng giám sát, Tổ trưởng hoặc nhân viên làm nhiệm vụ theo dõi, xử lý tiền thừa, thiếu và người chứng kiến (nếu có) để kiểm tra lại và ký tên xác nhận vào mặt sau của tờ lót niêm phong bó (túi) tiền đó, đồng thời ký xác nhận vào sổ theo dõi tiền thừa, thiếu trong kiểm đếm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy cách đóng túi tiền giấy sau khi kiểm đếm tờ như sau:
- Dùng 01 tờ tiền trong thếp để gấp ngang thếp tiền, xếp 10 thếp tiền cùng loại thành 01 bó, dùng dây (sợi se, nilon...) buộc chặt 02 vòng ngang, 01 vòng dọc bó tiền, dán niêm phong lên mặt có nút buộc bó tiền.
Đối với tiền giấy biến dạng không thể đóng bó như trên: đóng vào 01 túi vải đủ 1.000 tờ, dùng dây (sợi se, nilon,...) buộc thắt chặt miệng túi, dán niêm phong sát nút buộc miệng túi tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?