Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại được thực hiện ra sao?
- Cơ quan nào có quyền giúp UBND cấp tỉnh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình bằng điện thoại?
- Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại được thực hiện ra sao?
- Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại?
Cơ quan nào có quyền giúp UBND cấp tỉnh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình bằng điện thoại?
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau:
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
2. Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Theo quy định nêu trên thì Sở Tư pháp có thẩm quyền giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại được thực hiện ra sao?
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại được thực hiện như sau:
Bước 01: Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CP.
Bước 02: Nhận phản ánh, kiến nghị.
Bước 03: Vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính phản ánh, kiến nghị.
Bước 04: Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CP;
- Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;
- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.
Bước 05: Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.
Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh bằng điện thoại?
Theo Điều 10 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm như sau:
- Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, xây dựng chức năng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
- Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email, địa chỉ Cổng thông tin điện tử, địa chỉ Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Điều 13 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 48/2013/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?