Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định như thế nào?
Nội dung nêu gương về tự phê bình và phê bình của đảng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy định 101-QÐ/TW năm 2012 quy định như sau:
NỘI DUNG NÊU GƯƠNG
Mỗi cán bộ, đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
...
3 - Về tự phê bình, phê bình
- Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo.
- Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.
- Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
Theo đó, nội dung nêu gương về tự phê bình, phê bình quy định người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo.
Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.
Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
Nội dung nêu gương về tự phê bình và phê bình của đảng viên
Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định như thế nào?
Tại Mục 9 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
9. Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
...
9.2. (Khoản 3): Về thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
9.2.1. Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp uỷ cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
9.2.2. Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp uỷ viên các cấp, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp uỷ các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu sau:
- Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải lấy ý kiến đóng góp của cấp uỷ cấp dưới trực tiếp, của đảng đoàn, ban cán sự đảng và của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, phải có ý kiến của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Báo cáo kiểm điểm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ ban kiểm tra và lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể phải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, đảng uỷ cơ quan và của cấp uỷ cùng cấp.
- Cấp uỷ cấp trên gợi ý cho cá nhân và tập thể cấp uỷ của cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp những nội dung cần làm rõ khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình:
+ Đối với cá nhân cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ viên uỷ ban kiểm tra phải đi sâu kiểm điểm về trách nhiệm chính trị, mức độ phấn đấu hoàn thành công việc được giao và những vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân; về giữ gìn phẩm chất cá nhân (tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu) và thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
+ Đối với tập thể cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng phải kiểm điểm về việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của Đảng, của cấp uỷ cấp trên; việc đề ra và kết quả tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của cấp mình; về xây dựng và thực hiện quy chế làm việc; về xây dựng nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; về quản lý tài chính ngân sách, quản lý đất đai… và các lĩnh vực có liên quan; về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thường trực cấp uỷ cấp trên có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, chọn lọc các vấn đề để đưa xuống các tổ chức đảng, cấp uỷ cấp dưới gợi ý cho tập thể và cá nhân tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp, phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng của nhân dân.
Theo đó, hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp uỷ cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp uỷ viên các cấp, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp uỷ các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu cụ thể nêu trên.
Quyền của đảng viên trong việc phê bình được quy định như thế nào?
Tại Mục 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Về quyền của đảng viên
...
2.3. (Khoản 3): Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
...
Theo đó, quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?