Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định là gì? Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định bị xử lý thế nào?
Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định là gì?
Căn cứ khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Thông tư 143/2023/TT-BQP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu: Là học viên được Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để phục vụ Quân đội, phục vụ ngành cơ yếu.
8. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu không về nước theo quy định: Là về nước chậm từ 15 ngày trở lên kể từ ngày hết hạn học tập theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ mà không được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc không có lý do chính đáng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định là học viên được Bộ Quốc phòng cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để phục vụ Quân đội mà về nước chậm từ 15 ngày trở lên kể từ ngày hết hạn học tập theo quyết định của Bộ Quốc phòng mà không được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc không có lý do chính đáng.
Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định là gì? (Hình từ internet)
Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định thì trình tự thủ tục xử lý như thế nào?
Trước hết, xét về các hình thức xử lý kỷ luật đối với lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định theo Điều 23 Thông tư 143/2023/TT-BQP có quy định như sau:
(1) Lưu học sinh quân sự về nước chậm từ 15 ngày đến dưới 30 ngày so với thời gian quy định thì bị kỷ luật khiển trách.
(2) Lưu học sinh quân sự về nước chậm từ 30 ngày đến dưới 90 ngày so với thời gian quy định thì bị kỷ luật cảnh cáo đến giáng cấp bậc quân hàm.
(3) Lưu học sinh quân sự về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định thì bị kỷ luật tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
Cụ thể hơn, tại khoản 2 Điều 54 Thông tư 143/2023/TT-BQP có quy định rằng:
(1) Lưu học sinh quân sự về nước chậm 15 ngày đến dưới 30 ngày so với thời gian quy định: thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật; dừng cấp các chế độ, gửi thông báo (lần 1) về cho gia đình; Ủy ban nhân dân cấp xã, ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú (gọi tắt là địa phương), cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước sở tại yêu cầu lưu học sinh về nước theo quy định.
(2) Lưu học sinh quân sự về nước chậm 30 ngày đến dưới 90 ngày so với thời gian quy định: thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật; gửi thông báo (lần 2) về cho gia đình, địa phương và cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước sở tại; tiếp tục yêu cầu lưu học sinh về nước theo quy định.
(3) Lưu học sinh quân sự về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định: thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định; gửi thông báo (lần 3) về gia đình, địa phương và cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam nước sở tại; phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định; Cục Bảo vệ An ninh Quân đội đề nghị cơ quan chức năng Bộ Công an giám sát việc xuất nhập cảnh để phối hợp xử lý.
10 nguyên tắc xử lý kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo Thông tư 143?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 143/2023/TT-BQP có quy định về 10 nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định bao gồm:
(1) Mọi vi phạm kỷ luật khi được phát hiện phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật; trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người vi phạm từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì phải xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm. Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật, do cấp có thẩm quyền quyết định.
(3) Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm minh, chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng quy định của pháp luật; đồng bộ giữa kỷ luật Quân đội với kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thấp hơn kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thay thế kỷ luật về Đảng, kỷ luật của đoàn thể và ngược lại.
(4) Việc xử lý vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thái độ tiếp thu sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, hậu quả vi phạm đã gây ra.
(5) Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hành vi vi phạm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP.
(6) Đồng thời, Trong quân đội nhân dân Việt Nam không xử lý kỷ luật tập thể đối với cơ quan, đơn vị vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều người vi phạm kỷ luật; chỉ xem xét xử lý kỷ luật thuộc về trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) và từng cá nhân vi phạm.
(7) Ngoài ra, trong quân đội nhân dân Việt Nam Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy, binh sĩ giữ cấp bậc quân hàm binh nhì; không áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức đối với người vi phạm không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với sĩ quan chưa được nâng lương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.
(8) Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
(9) Người chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyên; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP.
(10) Không chuyển công tác đối với người bị phát hiện có hành vi vi phạm chưa được xử lý theo quy định. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách sau khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật và đã xử lý hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định là gì? Lưu học sinh quân sự không về nước theo quy định bị xử lý thế nào?
- Vụ Ngân sách nhà nước thực hiện tổ chức điều hành dự toán NSNN hằng năm ra sao? Vụ Ngân sách nhà nước tổ chức làm việc theo hình thức nào?
- Mẫu quyết định chấp thuận cho người lao động nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân? Thời hạn báo trước khi người lao động nghỉ việc?
- Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Nhiệm vụ quyền hạn của Đội Thuế cấp huyện là gì?
- Mẫu Hợp đồng liên kết đào tạo mới nhất? Có bao nhiêu hình thức liên kết đào tạo? Đó là những hình thức nào?