Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
- Việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
- Các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác thi hành án dân sự?
Việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về tín dụng, ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
2. Thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.
3. Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của từng Ngành và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về tín dụng, ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
- Thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.
- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của từng Ngành và các cơ quan có liên quan.
Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 10 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định
Phối hợp trong kiểm tra về thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng
Mỗi năm ít nhất một lần, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan (nếu cần thiết) kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Việc kiểm tra phải trên cơ sở kế hoạch đã được Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Tư pháp thống nhất. Kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ nội dung kiểm tra, thời gian, tiến độ thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên.
Căn cứ trên quy định mỗi năm ít nhất một lần, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan (nếu cần thiết) kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.
Việc kiểm tra phải trên cơ sở kế hoạch đã được Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Tư pháp thống nhất.
Đồng thời kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ nội dung kiểm tra, thời gian, tiến độ thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên.
Phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác thi hành án dân sự?
Theo Điều 13 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp
1. Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan thi hành án dân sự; Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện Quy chế này.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế này.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
- Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan thi hành án dân sự; Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện Quy chế này.
- Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?