Việc thúc đẩy bình đẳng giới gồm những biện pháp nào? Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt khi nào?
Việc thúc đẩy bình đẳng giới gồm những biện pháp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như sau:
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.
Theo đó, việc thúc đẩy bình đẳng giới gồm những biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có biện pháp quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt khi nào?
Theo quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 17 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như sau:
Chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết.
2. Trên cơ sở rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành, đối chiếu với mục tiêu bình đẳng giới và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể, các cơ quan, tổ chức cá nhân được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định này có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
3. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
...
Theo quy định trên, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như sau:
Chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
...
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo phân tích, đánh giá việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và mức độ bình đẳng giới đã đạt được, có ý kiến tham vấn của các chuyên gia và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong lĩnh vực liên quan;
b) Thuyết minh về sự cần thiết chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ý kiến đánh giá của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền thì phải có ý kiến bằng văn bản của Chính phủ.
Như vậy, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm những tài liệu được quy định tại khoản 4 Điều 17 nêu trên.
Trong đó có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ý kiến đánh giá của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?