Việc thu nhận, bảo quản và vận chuyển thức ăn, thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt thì thực hiện thế nào?
- Theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt thì việc thu nhận, bảo quản và vận chuyển thức ăn, thành phần thức ăn chăn nuôi thế nào?
- Các tác nhân gây ô nhiễm tạo ra mối nguy ở các giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định là gì?
- Khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý những gì?
Theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt thì việc thu nhận, bảo quản và vận chuyển thức ăn, thành phần thức ăn chăn nuôi thế nào?
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt quy định về việc thu nhận, bảo quản và vận chuyển thức ăn, thành phần thức ăn chăn nuôi như sau:
Thu nhận, bảo quản và vận chuyển
34. Các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các vật liệu khác không có chủ định sử dụng trong thức ăn và thành phần thức ăn phải được bảo quản tách riêng khỏi thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi để tránh khả năng xảy ra sai lỗi trong quá trình sản xuất, ô nhiễm thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi.
35. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn đã chế biến phải được bảo quản tách riêng khỏi thành phần thức ăn chưa qua chế biến và phải sử dụng vật liệu bao gói thích hợp. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải được lấy, bảo quản và vận chuyển sao cho giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn chéo xảy ra ở mức có thể tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm.
36. Sự có mặt của các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn cần được giám sát và kiểm soát.
37. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi cần được phân phối và sử dụng càng sớm càng tốt. Tất cả thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải được bảo quản và vận chuyển sao cho giảm thiểu hư hại, ô nhiễm và được sử dụng cho đúng nhóm vật nuôi.
38. Cần chú y để giảm thiểu thiệt hại và hư hỏng ở tất cả các giai đoạn xử lý, bảo quản và vận chuyển thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong thức ăn bị ẩm và bị ẩm một phần. Sự ngưng tụ cần phải được giảm thiểu trong thức ăn chăn nuôi, thành phần thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chế biến. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi khô cần được giữ khô ráo để hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
39. Không sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi bỏ đi, nguyên liệu khác có chứa các chất không mong muốn ở mức không an toàn hoặc bất kì các mối nguy nào khác và cần xử lý một cách thích hợp bao gồm cả việc làm theo tất cả các yêu cầu theo quy định hiện hành.
Việc thu nhận, bảo quản và vận chuyển thức ăn, thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt thì thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Các tác nhân gây ô nhiễm tạo ra mối nguy ở các giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định là gì?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) có quy định như sau:
Sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại trang trại
51. Phần này cung cấp các hướng dẫn về canh tác, sản xuất, quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại các trang trại và trong nuôi trồng thủy sản.
52. Phần này cần được sử dụng kết hợp với các yêu cầu áp dụng trong Điều 4 và Điều 5 của tiêu chuẩn này.
53. Để giúp đảm bảo sự an toàn của thực phẩm được sử dụng cho người, thực hành nông nghiệp tốt13) cần được áp dụng trong tất cả các giai đoạn sản xuất cỏ, hạt ngũ cốc và các loại cây trồng làm thức ăn gia súc tại trang trại được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi để sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đối với nuôi trồng thủy sản cũng áp dụng nguyên tắc này khi thích hợp. Ba loại tác nhân gây ô nhiễm đại diện cho các mối nguy ở hầu hết các giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi ở trang trại, cụ thể là:
- Sinh học, như vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác;
- Hóa chất, chẳng hạn như dư lượng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các chất nông nghiệp khác
- Vật lý, chẳng hạn như kim bị gãy, máy móc bị hỏng và vật liệu ngoại lai khác.
Theo đó có 03 tác nhân gây ô nhiễm đại diện cho các mối nguy ở hầu hết các giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi ở trang trại, cụ thể là:
- Sinh học, như vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác;
- Hóa chất, chẳng hạn như dư lượng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các chất nông nghiệp khác
- Vật lý, chẳng hạn như kim bị gãy, máy móc bị hỏng và vật liệu ngoại lai khác.
Khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý những gì?
Tại tiểu mục 6.1.2 và tiểu mục 6.1.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) có nêu một số lưu ý như sau:
* Đối với phân bón:
- Khi bón phân cho đất gieo trồng hoặc đồng cỏ thì hệ thống xử lý và bảo quản thích hợp cần được đặt đúng chỗ và duy trì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có thể tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Cần có đủ thời gian giữa việc sử dụng phân bón và chăn thả gia súc hoặc thu hoạch thức ăn gia súc (thức ăn ủ chua và cỏ khô) để cho phép phân bón phân hủy và để giảm thiểu ô nhiễm.
- Phân chuồng, phân hữu cơ và chất dinh dưỡng cây trồng khác cần được sử dụng đúng và được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm sinh học, hóa học và vật lý các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
- Phân bón hóa học cần được xử lý, bảo quản và sử dụng sao cho không có tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.
* Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp khác
- Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp khác phải được lấy từ các nguồn an toàn. Khi có một hệ thống quản lý tại chỗ, thì tất cả hóa chất sử dụng phải tuân theo các yêu cầu của hệ thống đó.
- Thuốc bảo vệ thực vật cần phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và được sử dụng theo Thực hành nông nghiệp tốt trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (GAP)14). Điều quan trọng là nông dân tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc sử dụng tất cả các hóa chất nông nghiệp.
- Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp khác cần được xử lý hợp lý nếu không sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đất, thức ăn chăn nuôi, thành phần thức ăn chăn nuôi, từ đó có thể dẫn đến ô nhiễm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, gây tác động xấu đến an toàn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?