Việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác gì?
- Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định những vấn đề gì?
- Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức như thế nào?
Việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
- Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự;
- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính;
- Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
- Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Báo cáo về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (Hình từ Internet)
Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự được căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, thì Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định những vấn đề gì?
Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định những vấn đề được căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg như sau:
- Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính;
- Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.
Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 19/2023/QĐ-TTg, Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
- Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
- Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
- Vụ Quản lý Thi hành án hành chính, thống kê và dữ liệu thi hành án (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3)
- Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Văn phòng;
- Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập.
(2) Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
- Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
- Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?