Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính được thực hiện thông qua các hoạt động nào?
Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính được thực hiện thông qua các hoạt động nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về hoạt động theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính như sau:
Hoạt động theo dõi, đánh giá
Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau:
1. Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan.
2. Kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
(1) Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan.
(2) Kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính được thực hiện thông qua các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Nguồn thông tin thu thập để phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan như sau:
Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan
1. Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan đã công bố là hoạt động theo dõi, đánh giá được thực hiện tại đơn vị chủ trì theo dõi, đánh giá thông qua các nguồn thông tin thu thập được.
a) Căn cứ vào mục đích, yêu cầu theo dõi, đánh giá, đơn vị được giao chủ trì theo dõi, đánh giá có trách nhiệm rà soát, thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá về tình hình thi hành pháp luật hoặc quyết định các hoạt động theo dõi, đánh giá tiếp theo.
b) Nguồn thông tin thu thập bao gồm:
- Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
- Báo cáo điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các tài liệu, báo cáo khác có liên quan.
3. Hoạt động thu thập thông tin được áp dụng trong các trường hợp:
- Phạm vi, lĩnh vực theo dõi, đánh giá hẹp và đơn giản.
- Yêu cầu của việc đánh giá mang tính khẩn trương.
- Lập phương án kiểm tra việc thực hiện hoặc điều tra, khảo sát.
Như vậy, theo quy định thì nguồn thông tin thu thập để phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính bao gồm:
(1) Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Báo cáo kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Báo cáo điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
(4) Các tài liệu, báo cáo khác có liên quan.
Hoạt động thu thập thông tin được áp dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan như sau:
Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan
1. Thu thập thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan đã công bố là hoạt động theo dõi, đánh giá được thực hiện tại đơn vị chủ trì theo dõi, đánh giá thông qua các nguồn thông tin thu thập được.
a) Căn cứ vào mục đích, yêu cầu theo dõi, đánh giá, đơn vị được giao chủ trì theo dõi, đánh giá có trách nhiệm rà soát, thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, báo cáo liên quan, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá về tình hình thi hành pháp luật hoặc quyết định các hoạt động theo dõi, đánh giá tiếp theo.
b) Nguồn thông tin thu thập bao gồm:
- Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
- Báo cáo điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các tài liệu, báo cáo khác có liên quan.
3. Hoạt động thu thập thông tin được áp dụng trong các trường hợp:
- Phạm vi, lĩnh vực theo dõi, đánh giá hẹp và đơn giản.
- Yêu cầu của việc đánh giá mang tính khẩn trương.
- Lập phương án kiểm tra việc thực hiện hoặc điều tra, khảo sát.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động thu thập thông tin được áp dụng trong 03 trường hợp sau đây:
(1) Phạm vi, lĩnh vực theo dõi, đánh giá hẹp và đơn giản.
(2) Yêu cầu của việc đánh giá mang tính khẩn trương.
(3) Lập phương án kiểm tra việc thực hiện hoặc điều tra, khảo sát.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào được miễn thi lý thuyết bằng lái xe A1? Năm 2025 có bao nhiêu hạng giấy phép lái xe?
- Bộ câu hỏi về ngày 30 4 Giải phóng miền Nam có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về ngày giải phóng miền Nam?
- Mẫu M01 mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Hà Nội 2025? Cách điền Đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Hà Nội 2025?
- Học sinh THCS được miễn học phí từ tháng 9/2025? Học sinh trường ngoài công lập có được hỗ trợ học phí không?
- Rút gọn bản đồ sáp nhập 63 tỉnh thành Việt Nam theo Tờ trình 624, yêu cầu 02 bản đồ cho tất cả ĐVHC thực hiện sắp xếp?