Việc thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường được thực hiện khi nào?
Việc thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường được thực hiện khi nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường:
Theo đó, thanh tra đột xuất được tiến hành theo quy định khi:
- Phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Việc thanh tra đột xuất không được công bố trước trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm chuyển hồ sơ trường hợp có dấu hiệu tội phạm về môi trường cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
Việc thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Khi nào thì không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 162 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường như sau:
Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
...
3. Thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra; trường hợp không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường thì được thực hiện như sau:
a) Không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra khi có căn cứ cho rằng việc công bố trước dẫn tới đối tượng thanh tra che giấu, tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;
b) Sau khi xuất trình quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được quyền tiếp cận ngay khu vực phát sinh chất thải, khu vực có công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, khí thải và điểm xả thải và các khu vực khác trong phạm vi quyết định thanh tra để triển khai các hoạt động thanh tra theo thẩm quyền;
c) Trường hợp đối tượng thanh tra có hành vi không hợp tác hoặc cản trở hoạt động thanh tra đột xuất, trưởng đoàn thanh tra phối hợp với lực lượng Công an nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để tiếp cận hiện trường phục vụ hoạt động thanh tra và lập biên bản vụ việc;
d) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ký các biên bản làm việc, biên bản lấy mẫu môi trường; trường hợp người đại diện theo pháp luật không có mặt, đại diện tổ chức, cá nhân được thanh tra có mặt tại hiện trường có trách nhiệm ký biên bản. Trường hợp không có đại diện của tổ chức, cá nhân được thanh tra hoặc đại diện tổ chức, cá nhân được thanh tra không ký biên bản thì đề nghị đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện Công an cấp xã ký biên bản với vai trò người chứng kiến;
đ) Sau khi đã thực hiện các hoạt động để bảo đảm đối tượng thanh tra không tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn thanh tra, trong thời hạn không quá 03 ngày, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp đại diện theo pháp luật của đối tượng thanh tra không có mặt theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục công bố quyết định thanh tra được thực hiện theo pháp luật về thanh tra;
Như vậy, thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra; trường hợp không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì được thực hiện như sau:
Không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra khi có căn cứ cho rằng việc công bố trước dẫn tới đối tượng thanh tra che giấu, tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
Việc xử lý vi phạm về môi trường được quy định như thế nào?
Việc xử lý vi phạm về môi trường được quy định tại Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020; cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?