Việc thanh lý tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước theo hình thức phá dỡ được quy định như thế nào?
Tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước được thanh lý thông qua những hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
...
d) Hình thức thanh lý tài sản bao gồm: Bán, phá dỡ, tiêu huỷ.
- Đối với tài sản thanh lý theo phương thức bán đấu giá (tài sản khi thanh lý phải bán đấu giá thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước), đơn vị tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá được phép hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện bán tài sản thanh lý theo phương thức bán đấu giá công khai. Nếu tại nơi có tài sản thanh lý không có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng các tổ chức này từ chối việc tổ chức bán đấu giá thì Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản thanh lý theo hình thức phá dỡ, tiêu huỷ thì đơn vị thực hiện phá dỡ, tiêu huỷ tài sản nhưng phải thu hồi vật liệu (nếu có) để tổ chức bán công khai. Đối với trường hợp thanh lý nhà cửa, công trình kiến trúc để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới: Đơn vị thực hiện phá dỡ theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
...
Như vậy, hình thức thanh lý tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Bán, phá dỡ và tiêu huỷ.
Tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước được thanh lý thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Việc thanh lý tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước theo hình thức phá dỡ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
...
d) Hình thức thanh lý tài sản bao gồm: Bán, phá dỡ, tiêu huỷ.
- Đối với tài sản thanh lý theo phương thức bán đấu giá (tài sản khi thanh lý phải bán đấu giá thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước), đơn vị tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá được phép hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện bán tài sản thanh lý theo phương thức bán đấu giá công khai. Nếu tại nơi có tài sản thanh lý không có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng các tổ chức này từ chối việc tổ chức bán đấu giá thì Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản thanh lý theo hình thức phá dỡ, tiêu huỷ thì đơn vị thực hiện phá dỡ, tiêu huỷ tài sản nhưng phải thu hồi vật liệu (nếu có) để tổ chức bán công khai. Đối với trường hợp thanh lý nhà cửa, công trình kiến trúc để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới: Đơn vị thực hiện phá dỡ theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
...
Như vậy, đối với tài sản thanh lý theo hình thức phá dỡ thì đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản nhưng phải thu hồi vật liệu (nếu có) để tổ chức bán công khai.
Trong trường hợp thanh lý nhà cửa, công trình kiến trúc để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới thì đơn vị thực hiện phá dỡ theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
Số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản cố định được hạch toán vào đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
...
e) Các trường hợp sau đây được thanh lý theo hình thức bán chỉ định:
- Tài sản Nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/ 01 đơn vị tài sản phải đánh giá lại, nếu giá trị còn lại theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/ 01 đơn vị tài sản.
- Tài sản thanh lý theo hình thức bán đấu giá nhưng đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.
g) Sau khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải lập "Biên bản thanh lý tài sản cố định" và gửi Báo cáo kết quả thanh lý tài sản cố định về Vụ Tài chính - Kế toán.
h) Số tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản thu khác; Chi phí về thanh lý tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản chưa khấu hao hết giá trị được hạch toán vào tài khoản chi khác quy định trong hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước tại đơn vị.
...
Như vậy, số tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản thu khác.
Chi phí về thanh lý tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản chưa khấu hao hết giá trị được hạch toán vào tài khoản chi khác quy định trong hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước tại đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?