Việc sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định phải tiến hành tại địa điểm nào?
Ai có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tối mật của Bộ Tài chính?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước:
a) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm: Bộ trưởng, Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.
b) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
- Những người quy định tại điểm a khoản này;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
- Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và tương đương;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ.
c) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
- Những người quy định tại điểm b khoản này;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ và tương đương;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc Cục thuộc Tổng cục và tương đương.
...
Như vậy, theo quy định, người có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tối mật của Bộ Tài chính bao gồm:
(1) Bộ trưởng Bộ Tài chính,
(2) Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ Tài chính,
(3) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ,
(4) Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và tương đương,
(5) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Ai có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tối mật của Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Việc sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định phải tiến hành tại địa điểm nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
4. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
5. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
...
Như vậy, theo quy định, việc sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định.
Đồng thời, việc sao chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước có được kết nối với mạng Internet không?
Căn cứ khoản 6 Điều 8 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
4. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
5. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
6. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
7. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải được đóng dấu “BẢN SAO SỐ:...” ở góc trên bên phải tại trang đầu, trong đó phải thể hiện rõ số thứ tự bản sao. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp tài liệu bí mật nhà nước có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
...
Như vậy, phương tiện, thiết bị sử dụng để sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?