Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện khi nào? Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định ra sao?
- Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa có thể phát sinh các chi phí khác nào?
- Chi phí quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định như thế nào?
- Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định như thế nào?
- Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện khi nào?
Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa có thể phát sinh các chi phí khác nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2020/TT-BGTVT quy định giá dịch vụ sự nghiệp công phát sinh các chi phí liên quan khác như sau:
Chi phí liên quan khác
1. Trong trường hợp theo quy định của pháp luật phải phát sinh các chi phí liên quan khác như: tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khác liên quan: phí thẩm định: chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ công tác thi công sửa chữa công trình: kiểm toán, quyết toán thì các chi phí này được tính riêng cho từng nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở căn cứ vào quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Theo quy định của pháp luật phải phát sinh các chi phí liên quan khác như:
Tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khác liên quan: phí thẩm định:
Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ công tác thi công sửa chữa công trình:
Kiểm toán, quyết toán thì các chi phí này được tính riêng cho từng nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở căn cứ vào quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Giá dịch vụ sự nghiệp công (Hình từ Internet)
Chi phí quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
- Chi phí quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) là chi phí cho công tác quản lý của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công.
Đối với chi phí quản lý đặt hàng dịch vụ công cho công tác sửa chữa định kỳ, đột xuất đủ điều kiện là công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng được xác định theo định mức chi phí quản lý dự án do Bộ Xây dựng quy định đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đối với chi phí quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng kinh phí quản lý bảo dưỡng thường xuyên tại quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải. Tỷ lệ phần trăm (%) này được tính theo định mức chi phí quản lý dự án do Bộ Xây dựng quy định đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công chỉ được sử dụng chi phí này khi không được ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động cho việc thực hiện dịch vụ công.
Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2020/TT-BGTVT quy định kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công như sau:
Kết cấu và phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công
1. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng cho các đơn vị thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Chi phí trực tiếp gồm; Chi phí vật liệu: Chi phí nhân công; Chi phí máy và thiết bị thi công.
b) Chi phí chung.
c) Thu nhập chịu thuế tính trước.
d) Thuế giá trị gia tăng.
đ) Giá trị dịch vụ sự nghiệp công sau thuế.
2. Phương pháp xác định giá đối với công tác quản lý, bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với công tác sửa chữa và công tác khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.
4. Chi phí liên quan khác (nếu có) thực hiện theo quy định lại Điều 5 Thông tư này.
Theo đó, kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng cho các đơn vị thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 38/2020/TT-BGTVT, bao gồm:
- Chi phí trực tiếp gồm; Chi phí vật liệu: Chi phí nhân công; Chi phí máy và thiết bị thi công.
- Chi phí chung.
- Thu nhập chịu thuế tính trước.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Giá trị dịch vụ sự nghiệp công sau thuế.
Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện khi nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Thời hạn thẩm định và thời hạn quyết định giá
1. Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách Nhà nước được Bộ Tài chính giao cho Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách Nhà nước được Bộ Tài chính giao cho Bộ Giao thông vận tải.
Lưu ý: Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là giá dịch vụ sự nghiệp công).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?