Việc phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Việc phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được đề xuất căn cứ vào các yếu tố nào?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về y tế?
Việc phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định về mục đích phối hợp như sau:
Mục đích phối hợp
1. Tập trung nguồn lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Y tế.
2. Đề cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Tạo sự gắn kết, liên thông giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với các công tác pháp chế khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được thực hiện nhằm các mục đích sau đây:
(1) Tập trung nguồn lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Y tế.
(2) Đề cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
(3) Tạo sự gắn kết, liên thông giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với các công tác pháp chế khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Việc phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được đề xuất căn cứ vào các yếu tố nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định như sau:
Đề xuất lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ Y tế đề xuất lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình cho năm sau gửi về Vụ Pháp chế.
Lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được đề xuất căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Là lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;
b) Có văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã qua ba năm thi hành, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung;
c) Lĩnh vực mà Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm tiếp theo, các Nghị quyết có liên quan của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát, về chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đề cập đến.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế vào chương trình, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm sau.
Như vậy, lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được đề xuất căn cứ vào các yếu tố sau đây:
(1) Là lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;
(2) Có văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã qua ba năm thi hành, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung;
(3) Lĩnh vực mà Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm tiếp theo, các Nghị quyết có liên quan của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát, về chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đề cập đến.
Những đơn vị nào có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về y tế?
Căn cứ Điều 7 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật như sau:
Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
1. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao (có thể lồng ghép Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật chung của đơn vị).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với dự thảo Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát; cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, điều tra, khảo sát.
2. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc Bộ Y tế quản lý (có thể lồng ghép Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật chung của Bộ Y tế);
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với dự thảo Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát; cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, điều tra, khảo sát.
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về y tế bao gồm:
(1) Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
(2) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc Bộ Y tế quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?